Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis - Ảnh & Lời bình NGUYỄN HẢO QUANG

Trong các loài lưỡng cư ở Việt Nam, loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis có vùng phân bố khá rộng từ các tỉnh miền Trung, Tây nguyên cho đến tận Đồng Nai. Đây là một trong những loài ếch cây có kích thước lớn nhất được tìm thấy ở Việt Nam, nhiều cá thể được tìm thấy ở Tây nguyên có chiều dài thân đạt đến 110mm. Trên thân nhiều các chấm đen và những vết màu vàng, nâu, đỏ. Loài ếch này có màu sắc thay đổi giữa ban ngày và ban đêm. Vào mùa sinh sản các vết đen, vàng, đỏ trở nên đặc biệt tương phản. Mặt trên thân sẽ có màu rất sặc sỡ; bụng có màu vàng, hồng hay trong. Chân, tay có màng hoàn toàn và đĩa bám lớn giúp con vật có thể nhãu một cú nhảy ngoạn mục với một khoảng cách xa đến hơn 1m. Những cá thể còn non có màu khác hẳn ếch bố mẹ, rời nước lên cạn chúng có màu trắng hoàn toàn với nhiều đốm đen to loang lỗ trên toàn thân. Những đốm này mờ dần khi ếch lớn lên. Quá trình biến đổi từ con non cho đến con trưởng thành rất dễ làm cho ngay cả những nhà chuyên môn lầm tưởng về một loài mới. Mặc dù số lượng còn khá nhiều nhưng chỉ cần những thay đổi nhỏ về môi trường sống cũng có thể là hiểm họa khôn lường của họ hàng nhà ếch cây chứ không riêng gì loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis ở Việt Nam.

Di đá Lonchura punctulata - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Khi những cơn gió Đông ngát hương mang theo tiết trời se lạnh, từng đàn chim én bay lượn trên khắp các vùng làng quê Việt nam thì cũng là lúc Nàng Xuân gõ cửa muôn nhà. Hương sắc mùa xuân đang ngập tràn trong hơi thở của cuộc sống. Đâu đó trên những cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ ở vùng miền Đông nam bộ loài chim Di đá Lonchura punctulata và Di cam Lonchura striata lại theo bầy, bay về đón chào một mùa xuân mới và thưởng thức những mùa vàng trĩu hạt. Nhân dịp xuân về thay mặt Admin trang web Sinh vật rừng Việt Nam chúng tôi xin gửi đến tất cả các thành viên một năm mới An Khang Thịnh Vượng và những lời CÁM ƠN CHÂN THÀNH, SÂU SẮC vì những đóng góp quí báu của các bạn để trang web ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phục vụ cộng đồng.  Hy vọng rằng năm mới 2009 trang web sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của mọi người trong công cuộc bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam...

Rắn lá khô Sinomicrurus macclellandi - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Trong quá trình nghiên cứu thực địa đối với các loài bò sát (các loài rắn) các nhà nghiên cứu cần hết sức cẩn trọng. Vì chỉ cần một sai lầm nhỏ, một sơ xuất nhỏ sẽ khiến bạn không còn có cơ hội nhìn thấy ánh mặt trời vào sáng ngày hôm sau. Loài Rắn lá khô Calliophis macclellandi là một ví dụ. Rắn nhỏ có kích thước trung bình khoảng 40-60cm chiều dàimột vài cá thể dài đến 80cmĐầu của loại rắn nhiều màu sắc này màu đen; phía sau mắt có một dải màu ngà voi rộng và kế tiếp là một dải màu đen rộng. Thân màu đỏ nhạt, trên lưng có từ 23 đến 40 khoanh màu đen hẹp vắt ngang, vài khoanh không hoàn chỉnh phía bên hông thân. Đuôi có từ hai đến sáu vạch màu đen. Cằm rắn màu kem; phần bụng màu vàng nhạt có những vệt đen. Đây là loài có độc đã có ghi nhận vài trường hợp tử vong ở Thái Lan. Tuy nhiên loài rắn này rất hiền và thường chui rúc dưới các thảm mục thực vật. Nọc độc của chúng có thể giết chết thằn lằn, rắn khác, lưỡng cư và thú nhỏ trước khi chúng nuốt. Trong đêm tối trời, nhất là lúc đã quá mệt mỏi vì phải leo lên núi cao nơi chúng sống từ 1000m trở lên sẽ khiến bạn rất dễ lầm tưởng với loài không độc khác. Cách đây vài ngày khi phát hiện ra loài này ở núi Ngọc Linh vì đã khinh thường và sai lầm trong nhận dạng nên suýt phải trả giá cho hành động bất cẩn này.

Cóc tía Bombina maxima - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, từng đám mây mù vây quanh bao kín những đỉnh núi cao ngất và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát, dòng nước ào ào như muốn cuốn phăng tất cả. Ở khoảng cách chỉ 4m làn hơi nước đặc quánh đến nỗi ta rất khó để nhận ra nhau. Lúc này loài Cóc tía Bombina maxima thức dậy tìm kiếm thức ăn và bạn tình sau một kỳ ngủ đông dài. Đây là loài được ghi nhận chỉ sống và phân bố ở độ cao từ 2000 - 2600m thuộc dãy núi Fancipan của Vườn quốc gia Hoàng liên. Hiện nay loài lưỡng cư được đưa vào Sách đỏ Việt Nam này rất hiếm gặp, ngay cả nơi phân bố của chúng trong tự nhiên vì vậy chúng rất dễ bị đe dọa bên bờ vực tuyệt chủng ở nước ta.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này