Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/05/2016

Tên Việt Nam: Chó rừng
Tên Latin: Canis aureus
Họ: Chó Canidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÓ RỪNG

CHÓ RỪNG

Canis aureus Linnaeus, 1758

Họ: Chó Canidae

Bộ: ăn thịt Canivora

Đặc điểm nhận dạng:

Nhỏ hơn Chó sói lửa, nặng 5 - 8 kg, dài thân 600 - 750 mm, dài đuôi 200 - 250 mm, dài bàn chân sau 135mm, trọng lượng 6 - 7 kg, nền lông màu hung vàng có mút lông đen hoặc hung đen tạo thành màu hung nâu xám. Vùng vai có nhiều sợi lông đen. Khoảng một phần ba đuôi ngoài xám đen. Dài đuôi ngắn hơn nửa dài thân. Loài này kích thước và hình dáng, màu lông khác biệt với loài Chó sói lửa Cuon alpinus.

Sinh học, sinh thái:

Chó sói vàng thường sống ở các khu rừng ven nương rẫy, có thể gần các trạng trại hay khu dân cư trong rừng. Sống đơn hay sống đôi, kiếm ăn đêm. Khác Chó sói lửa, Chó sói vàng khá bạo dạn, chúng có thể vào tận nơi ở trong rừng của con người khi họ đã đi ngủ để kiếm ăn. Thức ăn của chúng là thú nhỏ, chim, bò sát, ếch nhái. Ở Thái Lan (theo B.lekagul, 1988). Chó rừng thường theo Hổ và các loài thú ăn thịt khác để ăn các mẩu thịt dư thừa.

Phân bố:

Trong nước: Ở nước ta trước năm 2000 có gặp loài thú thuộc Họ Chó Canidae này ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng). Lần đầu tiên đã tìm thấy loài này ở Đắc Lắc.

Nước ngoài: Bắc và Đông Bắc châu Phi, Đông Nam và Trung Âu, Tiểu Á, Trung Đông và Đông Nam Á (Thái Lan, Cambodia, Lào...)

Giá trị:

Loài hiếm có giá trị khoa học và nguồn gen. Chó rừng là loài hiếm từ trước đến nay, là nguồn gen tự nhiên quý. Do nạn săn bắt, chặt phá rừng, chó rừng ngày càng trở nên hiếm.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tuyệt đối cấm săn bắn chó sói rừng. Tăng cường bảo vệ rừng và xây dựng các khu bảo vệ ở những khu vực có loài này phân bố. Di chuyển một số cá thể sống trong các khu vực rừng nằm ngoài Khu bảo tồn hay Vườn quốc gia vào Vườn quốc gia nơi cùng sinh cảnh sống của loài này để bảo vệ.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2017 - phần động vật - trang 51.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chó rừng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này