Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá mơn
Tên Latin: Scleropages formosus
Họ: Cá mơn Osteoglossidae
Bộ: Cá thát lát Osteoglossiformes 
Lớp (nhóm): Cá nước ngọt  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ MƠN

CÁ MƠN

Scleropages formosus (Miiler and Schlegel, 1839)

Osteoglossum formosum Miiler and Schlegel, 1839

Scleropages formosus Smith 1931.

Họ Cá mơn Osteoglossidae

Bộ Cá mơn Osteoglossiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Cá cỡ lớn, thân thon, dài, dẹp bên. Có một đôi râu mõm ngắn, mập. Miệng lớn, rạch miệng xiên, vượt quá viền sau của ổ mắt. Mắt to, tròn, nằm lệch lên phần trên của đầu. Vảy to. Đường bên bắt đầu từ phía trên sau xương nắp mang uốn xuống giữa thân và phía sau hơi lệch về phần dưới cán đuôi. Tia vây ngực dài, tia vây bụng ngắn. Vây lưng và vây hậu môn nằm ở phần sau của thân, gần vây đuôi. Vây đuôi gần tròn. Màu sắc nhìn chung có ánh kim có thể thay đổi tùy vùng.

Sinh học, sinh thái:

Cá con ăn các loài côn trùng sống trên mặt nước, cá trưởng thành ăn các loài cá. Trứng cá lớn, số lượng ít. Cá ấp trứng phôi trong miệng. Cá có kích thước lớn, chiều dài cá thường đạt đến 90cm và trọng lượng đến trên 7kg

Phân bố:

Trong nước: Đồng Nai (Trung lưu sông Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên huyện Tân Phú), Bình Dương (Sông Bé)

Thế giới: Thái Lan, Cambodia, Malaysia, Indonesia.

Giá trị:

Có giá trị độc đáo về mặt khoa học, loài độc nhất trong giống, họ và cũng là loài cá cảnh quý được nhiều nước ưa chuộng.

Tình trạng:

Có số lượng rất ít, phân bố rất hẹp. Trước năm 1986 (trước lúc hình thành hồ chứa nước của công trình thủy điện Trị An), cá phân bố ở khu vực Cây Gáo, trung lưu sông Đồng Nai (thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Hiện tại khu vực này nằm trong hồ chứa nước Trị An không còn gặp Cá mơn nữa. Mới phát hiện một quần thể nhỏ của Cá mơn ở khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên, trung lưu sông Đồng Nai thuộc huyện Tân Phú, Đồng Nai. Diện tích phân bố ước tính < 100km2. Đã thu được mẫu, lưu giữ tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên, văn hóa Đồng Nai.

Phân hạng: EN A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Danh Lục Đỏ IUCN (1994); Danh Lục Đỏ Thái Lan, Sách Đỏ Việt Nam 1992, 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản từ năm 1996. Cần cấm đánh bắt loài cá này trong một thời gian ít nhất là 10 năm. Tiến hành nghiên cứu sinh học, phân bố của Cá mơn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần động vật - trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá mơn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này