DÓ ĐẤT NÚI CAO
DÓ ĐẤT NÚI CAO
Rhopalocnemis phalloides
Jungh. 1841
Lytogomphus
stilbifer
Jungh. ex Göpp., 1847
Phaeocordylis
areolata
Griff., 1844
Họ: Dương Đài Balanophoraceae
Bộ: Dương
Đài Balanophorales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây ký sinh trên
rễ, không có lá và hoàn toàn không có
diệp lục, cao 15 - 30 cm. Thân mập, dạng củ,
màu vàng đậm hoặc vàng nâu. Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc, họp thành cụm
hoa dạng bông nạc; nếu cây cùng gốc thì hoa cái tập trung ở phía dưới còn hoa
đực tập trung ở phía đỉnh của cụm hoa. Các hoa được bảo vệ bởi những vảy dạng
tán nhiều cạnh. Hoa đực có
bao hoa dạng ống, ở đỉnh rách không đều
hoặc xẻ thành 4 thuỳ; nhị hợp thành khối phấn hình đầu. Hoa cái có bao hoa dính
với bầu và tạo thành 2 mào ở phía đỉnh; bầu hình trứng; 2 vòi
nhụy rời nhau từ gốc.
Sinh học, sinh
thái:
Ra hoa (và chỉ
khi có hoa mới dễ phát hiện) tháng 12 - 2 (năm sau), tái sinh bằng cách đẻ
nhánh. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, ở độ cao 500 - 2000 m.
Phân bố:
Trong nước: Ninh
Bình (Cúc Phương), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Kontum (Ngọc
Linh, Ngọc Pan), Lâm Đồng (Bidoup). Vườn quốc gia Chư Yang Sin,
Vườn quốc gia Konkakinh, Chư Mom Ray ...
Nước ngoài: Ấn Độ,
Trung Quốc, Mianma (Đông Himalaya), Nepal, Sumatera, Java, Thái Lan.
Giá trị:
Nguồn gen hiếm.
Đại diện duy nhất của chi Rhopalocnemis đơn loài, rất độc đáo về mặt hình
thái.
Tình trạng:
Loài mọc rất rải
rác, số cá thể gặp rất ít. Tuy có ở trong một số vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng loài rất dễ
lâm vào tình trạng nguy cấp nếu bị xâm hại hoặc môi trường sống bị phá hủy.
Phân hạng:
VU A1a,b,c.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R). Không đào bới các cây còn sót lại ở các nơi phân bố, nhất
là ở Cúc Phương, Bạch Mã, Bà Nà, Ngọc Linh.
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 128.