Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Thằn lằn ngón tà cú Cyrtodactylus takouensis - Ảnh: Vũ Long

Mặc dù đã được phát hiện và công bố từ đầu năm 2010 nhưng những thông tin và hình ảnh về loài Thằn lằn ngón tà cú Cyrtodactylus takouensis còn rất ít được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Loài này có thể phân biệt với các loài khác cùng nhóm bởi chiều dài thân có thể đến 107mm, thân có năm đến tám đốm trắng chạy dọc theo sống lưng giữa cổ và cuống đuôi, sáu đến tám cặp vạch ngang màu trắng ở hai bên thân… Mới đây nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của nhà nghiên cứu động vật trẻ Vũ Long (hiện đang công tác tại Trung tâm đa dạng sinh học & phát triển CBD – thuộc Viện sinh học nhiệt đời) đã cung cấp cho chúng ta những hình ảnh sinh động và ấn tượng về loài thằn lằn xinh đẹp này. Mong rằng với những hiểu biết thêm về thằn lắn ngón tà cú Cyrtodactylus takouensis sẽ mang lại cho các bạn trẻ niềm đam mê khám phá những loài sinh vật mới ở nước ta và nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.

Cóc mày sapa Leptobrachium cf. chapaense - Ảnh: Lê Anh Tuấn

Cóc mày mouhoti Leptobrachium cf. mouhoti - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Trong 5 loài Cóc mày thuộc giống Leptobrachium được tìm thấy ở Việt Nam thì 2 loài Leptobrachium cf. chapaenseLeptobrachium cf. mouhoti được xem như là những loài có màu sắc trên thân và viền mắt gây ấn tượng nhất. Hầu hết các loài thuộc giống này ở Việt Nam chỉ được tìm tháy ở những vùng núi cao từ 1500m trở lên so với mực nước biển và chúng thường hoạt động vào ban đêm nên việc nghiên cứu và tìm hiểu, chụp hình trong tự nhiên rất khó. Những phát hiện mới đây về loài Leptobrachium cf. mouhoti Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho thấy những hiểu biết rõ về vùng phân bố của các loài Cóc mày trong giống Leptobrachium vẫn còn là những điều bí ẩn đối với những người làm công tác phân loại lưỡng cư ở Việt Nam. Hy vọng với những nỗ lực không mệt mỏi của các thành viên Sinh vật rừng Việt Nam sẽ giới thiệu cho các độc giả về hình ảnh của tất cả các loài thuộc giống Cóc mày Leptobrachium trong thời gian tới.

Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Trong 5 loài Cá cóc tìm thấy ở Việt Nam thì loài Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali được công nhận là loài có số lượng cá thể nhiều nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây nạn săn bắt loài này để sử dụng vì mục đích đông dược đã biến quần thể đông đúc của chúng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng hoàn toàn. Mặc dù đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các văn bản pháp qui của nhà nước về cấm săn bắt loài này nhưng chúng không tránh khỏi bàn tay hủy diệt của con người. Sau rất nhiều lần điều tra và tìm kiếm một vài cá thể của chúng để truyền tải các thông tin về loài này trên web nhưng cho mãi đến gần đây các thành viên Sinh vật rừng Việt Nam mới có cơ hội gặp chúng trong thiên nhiên hoang dã ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Phải chăng cơ hội sống sót của loài Lưỡng thê qúi hiếm này sẽ chỉ còn trên hình ảnh để con cháu chúng ta có cơ hội học tập, nghiên cứu và chiêm ngưỡng nếu cộng đồng của chúng ta quá thơ ơ với một phần mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái sinh vật của Việt Nam ?

Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus - Ảnh: Lê Văn Dũng

Loài Linh trưởng đặc hữu Việt Nam – Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus không chỉ là loài có sắc màu đẹp nhất nhì trong nhóm các loài được phân bố ở nước ta mà còn là loài được rất nhiều các nhà khoa học trong nước quan tâm đến đời sống, tập tính, thức ăn và nơi sống của chúng ở vùng Khau Ca. Trong nhiều năm gần đây do được quan tâm và nâng cao ý thức cộng đồng những người dân sống ở vùng phân bố của loài này, chúng đã được bảo vệ nghiêm ngặt và sống bình yên cùng con người trong một ngôi nhà chung. Mặc dù là một trong những loài linh trưởng được quan tâm bảo vệ nhiều nhất nhưng chúng ta vẫn cần những biện pháp chế tài mạnh để đả bảo sự an toàn tuyệt đối của chúng trước hiểm họa đe dọa của con người. Sự tồn tại của chúng trong thiên nhiên sẽ đem lại lợi ích từ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học phục vụ cho chính con người chúng ta. Thay mặt các thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam gửi đến lời cám ơn những tấm ảnh đẹp trong quá trình đi thực địa nghiên cứucủa tác giả Lê Văn Dũng, cán bộ nghiên cứu bảo tồn thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương

Thạch sùng đuôi thùy Ptychozoon lionotum - Ảnh; Lê Khắc Quyết

Đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống là một quy luật của tạo hóa, chính quy luật ấy đã làm nên những điều kỳ diệu và giúp cho nhiều loài động/thực vật thoát hiểm trước sự tấn công của các loài khác  đó là một phần của bức tranh đa sắc màu của tự nhiên và là một tất yêu không thể thiếu trong cuộc sống muôn loài. Sự biến đổi màu sắc và hình dạng bề ngoài cho thật giống với những vật trong môi trường xung quanh được ví như lớp sơn phủ “tàng hình” trên các thiết bị quân sự nhằm lẩn tránh đối phương là sự ứng phó tuyệt vời mà tự nhiên dành tặng cho các loài động vật. Khả năng ấy khiến cho con mồi và ngay cả những đối tượng thiên địch của chúng khó có khả năng phát hiện trong môi trường tự nhiên trừ và cũng là thứ vũ khí hiệu quả để săn mồi. Loài thạch sùng đuôi thùy là một ví dụ minh chứng rất điển hình trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam .

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này