Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Lửng lợn Arctonyx collaris - Ảnh KHƯƠNG HỮU THẮNG

Việc tìm thấy loài Lửng lợn Arctonyx collaris ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập mới đây đã cho chúng ta thấy sự đa dạng các loài thú quí hiếm ở Vườn quốc gia này rất cần được quan tâm và bảo vệ. Loài thú nhỏ có khả năng đều thích nghi với nhiều môi trường khác nhau từ rừng sâu trũng đến rừng sâu có độ cao 3500 m so với mặt biển. Đôi khi kiếm ăn ở vùng đất cánh tác ven rừng. Thức ăn gồm nhiều loại măng, củ, giun, côn trùng, con vật kể cả cuốn chiếu. Dùng mũi đảy hoặc bới đất giống lợn rừng. Có thể dùng móng chân trước bới tìm côn trùng, củ. Kiếm ăn đêm, một mình. Ban ngày ngủ trong hang đất tự đào. Màu giao phối có thể ghép đôi. Thị giác không tốt, nhưng khứ giác rất tốt. Thân có mùa hôi rất nặng. Mỗi lần đẻ 2-3 con. ở trại nuôi dưỡng có thể sống đến 14 năm. Hy vọng rằng đây không phải là cá thể cuối cùng còn tồn tại nơi những cánh rừng gần như nguyên sinh của chúng ta.

Rắn hai đầu đỏ Cylindrophis ruffus - Ảnh: KHƯƠNG HỮU THẮNG

Rắn hai đầu đỏ Cylindrophis ruffus là loài rắn duy nhất thuộc họ Rắn hai đầu Cylindrophiidae phân bố ở nước ta. Đây là loài rắn không độc, xinh đẹp và cực kỳ nhút nhát. Mặc dù vùng phân bố khá rộng ở Việt Nam, tuy nhiên chúng rất hiếm gặp và ngay cả những nhà nghiên cứu về rắn cũng khó có cơ hội gặp chúng trong tự nhiên vì chúng thường sống chui rúc trong các thảm mục thực vật, kiếm các loài côn trùng nhỏ để ăn và rất ít khi xuất hiện nên việc gặp, thu mẫu chỉ là những cơ hội may mắn. Tấm hình và mẫu vật loài này mới đây đã thu được tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập ở độ cao 500m so với mặt biển. Thay mặt các thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam chúng tôi chân thành cảm ơn tới ông NGUYỄN ĐẠI PHÚ – Giám đốc VQG đã phát hiện vùng phân bố của loài rắn hiếm gặp này cũng như mẫu vật và những tấm hình đẹp của KHƯƠNG HỮU THẮNG để giới thiệu với cộng đồng về tính đa dạng sinh học và thiên nhiên hoang dã của Vườn quốc gia.

Rắn sọc đuôi Elaphe taeniurus - Ảnh: PHÙNG MỸ TRUNG

Rắn sọc đuôi Elaphe taeniurus là một loài rắn có vùng phân bố rất rộng ở các nước châu Á từ Trung Quốc, Ấn Độ cho đến Việt Nam. Là loài phân bố rộng nhưng là khá hiếm gặp ngay cả trong tự nhiên. Mặc dù chúng khá dữ mỗi khi chúng bị chọc giận nhưng là loài không độc và gây nguy hiểm với con người. Với nhiều kiểu màu sắc khác nhau đã khiến cho chúng trở thành một trong những loài bị săn đuổi của người nuôi thú cảnh, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Màu nâu bạc ở phần đầu cùng các đám màu thạch anh điểm xuyết với màu trắng, đen nổi bật ở phân thân. Tuy nhiên phần đuôi là hai màu chủ đạo đen, trắng đã được tạo nên tên tuổi cho loài rắn này đó là sự khác biệt khá rõ nét với những loài khác. Việc bảo tồn và bảo vệ loài rắn này cũng rất cần đặt ra ở nước ta và cần có những chế tài chặt chẽ với ngay cả những người nuôi cảnh nhằm giúp cho chúng còn có cơ hội sinh tồn tring thiên nhiên hoang dã Việt Nam..

Trăn cộc Python brongersmai - Ảnh: PHÙNG MỸ TRUNG

Trong số 3 loài trăn thuộc giống Python phân bố ở Việt Nam thì loài Trăn cộc Python brongersmai là loài có kích thước nhỏ nhất và cũng là loài hiếm nhất. Đây là loài có vùng phân bố hẹp ở miền Nam Việt Nam và đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Loài trăn này không chỉ ngắn, mập mà  còn có nhiều màu sắc khác nhau trên từng cá thể từ đen, đỏ thẩm, vàng ngọc và trắng với hoa văn rất lạ, đẹp. Chính vì những hoa văn và sắc màu tự nhiên của chúng đã trở thành loài bị săn bắt rất nhiều để đáp ứng cho những người nuôi cảnh với giá cao. Do vậy chúng rất dễ bị săn bắt và tuyệt chủng ở Việt Nam. Sau nhiều năm gần như được cho là biệt tích ở nước ta. Hiện nay những cá thể Trăn cộc Python brongersmai được tìm thấy trong tự nhiên ở Việt Nam chỉ là những nghi vấn và rất cần bàn tay chung sức của cộng đồng nhằm bảo vệ loài bò sát quí hiếm và xinh đẹp này. Liệu đó có phải là một một ước mơ khó thành hiện thực đối với chúng ta hay không ??? câu trả lời sẽ không chỉ của riêng ai mà cần lắm những đóng góp của cộng đồng.

Le khoang cổ Nettapus coromandelianus - Ảnh: Tăng A Pẩu

Le khoang cổ Nettapus coromandelianus  là loài chim sống định cư và làm tổ, do vậy chúng là đối tượng rất dễ dàng bị săn bắt. Đồng thời chúng còn bị đe doạ do vùng cư trú bị mất vì rừng bị khai thác, cháy rừng và bị tàn phá do con người. Các khu vực làm tổ và kiếm ăn thích hợp bị quấy nhiễu và bị thu hẹp. Hiện nay, Le khoang cổ chỉ mới được bảo vệ tại một số Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia ở Việt nam. Do vậy việc tìm hiểu về loài chim nay không chỉ khó khăn đối với những con người yêu chim mà còn ngay cả những nhà nghiên cứu về chim.  Với những tấm ảnh độc đáo của Nhiếp ảnh gia về thiên nhiên Tăng A Pẩu về loài chim quí hiếm này đã gửi tặng cho website Sinh vật rừng Việt Nam sẽ mang đến cho chúng ta những cảm giác thú vị bất ngờ.  Thay mặt các thành viên chúng tôi xin gửi đến tác giả lời cám ơn chân thành và sâu sắc. Hy vọng số lượng các quần thể loài Nettapus coromandelianus còn sống sót sẽ được bình yên sinh tồn tại nơi cư trú và mong mỏi sự quan tâm của cộng đồng đối với thiên nhiên của chúng ta.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này