Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Bướm giáp ba vạch - Kaniska canace - Ảnh: Đặng Ngọc Sâm Thương

Đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống là những tập tính căn bản nhất của một loài để tồn tại trong tự nhiên. Chẳng có bất cứ loài nào có sức mạnh tuyệt đối, dù chúng là loài ăn thịt hay những loài bị ăn thịt. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để cạnh tranh sinh tồn. Mặc dù chúng ta biết rằng loài này chết đi chính là để loài khác tồn tại. Nhưng điều đó đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên khắp hành tinh này. Để được sống, mỗi loài tự trang bị cho mình một vũ khí tối thượng nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng. . Khi các loài bị ăn thịt, bị săn đuổi chúng cố gắng sinh sản thật nhiều để duy trì nòi giống,  chạy thật nhanh để lẩn trốn kẻ thù hoặc ngụy trang một cách khéo léo, tài tình khiến cho kẻ thù không nhận ra mình … Loài bướm giáp ba vạch- Kaniska canace là một ví dụ điển hình. Khi chúng đậu đôi cách khép lại trên nền rừng màu đen lẫn vào màu đất, các thám mục thực vật thối rữa, màu vàng lẫn vào những chiếc lá khô. Sắc màu của chúng đậu khi xếp cánh khiến chon gay cả con người với đôi mắt tinh tường, các thiết bị hỗ trợ và bộ não đủ thong minh để phân tích nhận dạng cũng gặp khó khăn để phát hiện ra chúng. Nhưng khi chúng xòe đôi cánh trên rực rỡ sắc màu sẽ đủ đẹp để thu hút bạn tình trong mùa giao phối. Những bức ảnh về loài bướm hiếm và khó gặp trong tự nhiên của nhiếp ảnh gia Đặng Ngọc Sâm Thương đã chia sẻ với website Sinh Vật rừng Việt Nam. Thay mặt các thành viên trang web, chúng tôi gửi đến tác giả lời cám ơn chân thành và sâu sắc.

Bướm hoàng đế trắng đuôi dài - Neomyrina nivea - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Kho tàng của thiên nhiên hoang dã luôn khiến cho chúng ta phải đi từ những ngạc nhiên này đến những thán phục khác. Bướm hoàng đế trắng đuôi dài - Neomyrina nivea – (Loài bướm có kích thước lớn trong họ Bướm xanh Lycaenidae) là một ví dụ hết sức điển hình. Để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù, chúng phải trải qua hàng nhiều triệu năm nhằm hoàn thiện chiếc đuôi nguỵ trang nhằm đánh lửa kẻ thù ăn thịt. Tuy nhiên màu sắc của mặt cánh ngoài lại vô cùng sặc sỡ nhằm giúp những chàng bướm đực gây sự chú ý với bạn tình của mình - nhất là trong những mùa giao phối. Rất khó bằng mắt thường để nhận ra loài này khi chúng đậu và hút mật trên những bông hoa màu trắng. Mặc dù là loài có vùng phân bố rộng khắp ở các tỉnh miền Đông nam bộ cho đến tận Phú Quốc. Nhưng cá thể loài khá hiếm vì chúng chỉ tồn tại và phát triển ở các khu rừng thường xanh còn tốt. Bạn đã bao giờ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài bướm kỳ lạ này trong tự nhiên chưa ?. Hãy thử một lần hòa mình vào với Vườn quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai để thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên hoang dã và loài bướm độc đáo này.

Bướm giáp ba vạch - Kaniska canace - Ảnh: Đặng Ngọc Sâm Thương

Đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống là những tập tính căn bản nhất của một loài để tồn tại trong tự nhiên. Chẳng có bất cứ loài nào có sức mạnh tuyệt đối, dù chúng là loài ăn thịt hay những loài bị ăn thịt. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để cạnh tranh sinh tồn. Mặc dù chúng ta biết rằng loài này chết đi chính là để loài khác tồn tại. Nhưng điều đó đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên khắp hành tinh này. Để được sống, mỗi loài tự trang bị cho mình một vũ khí tối thượng nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng. . Khi các loài bị ăn thịt, bị săn đuổi chúng cố gắng sinh sản thật nhiều để duy trì nòi giống,  chạy thật nhanh để lẩn trốn kẻ thù hoặc ngụy trang một cách khéo léo, tài tình khiến cho kẻ thù không nhận ra mình … Loài bướm giáp ba vạch- Kaniska canace là một ví dụ điển hình. Khi chúng đậu đôi cách khép lại trên nền rừng màu đen lẫn vào màu đất, các thám mục thực vật thối rữa, màu vàng lẫn vào những chiếc lá khô. Sắc màu của chúng đậu khi xếp cánh khiến chon gay cả con người với đôi mắt tinh tường, các thiết bị hỗ trợ và bộ não đủ thong minh để phân tích nhận dạng cũng gặp khó khăn để phát hiện ra chúng. Nhưng khi chúng xòe đôi cánh trên rực rỡ sắc màu sẽ đủ đẹp để thu hút bạn tình trong mùa giao phối. Những bức ảnh về loài bướm hiếm và khó gặp trong tự nhiên của nhiếp ảnh gia Đặng Ngọc Sâm Thương đã chia sẻ với website Sinh Vật rừng Việt Nam. Thay mặt các thành viên trang web, chúng tôi gửi đến tác giả lời cám ơn chân thành và sâu sắc.

Bướm đỏ - Acraea violae - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Ngay từ lúc chào đời, ấu trùng (larva) của loài Bướm đỏAcraea violae chẳng khác nào một con quỉ xấu xí và gớm ghiếc, với những chiếc gai nhọn và lông lá mọc khắp trên cơ thể mềm nhũn của chúng gây cho ta cảm giác kinh sợ. Với tập tính tham ăn đến vô độ, chúng tàn phá hầu hết những chiếc lá cây Chùm bao Passiflora foetida ký chủ - thuộc họ Chùm bao Passifloraceae. Sau khoảng 18 - 20 ngày chúng biến đổi cơ thể và bao mình vào lớp vỏ bọc kitin và bám vào giá thể cremaster (móc hậu môn) trở thành nhộng (pupa). Quá trình biến đổi xảy ra liên tục trong lớp vỏ bọc ấy sau 30 - 40 ngày đột nhiên chúng chui ra và biến mình thành một nàng công chúa xinh đẹp của khắp các cánh rừng phục hồi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu. Vòng đời của chúng dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn và môi trường sống. Khi những cơn mưa cuối mùa qua đi cũng là lúc những con nhộng cuối cùng sẽ có một giấc ngủ dài nhiều tháng để đợi cơn mưa đầu mùa năm sau. Cuộc sống của chúng là một vòng tuần hoàn bất tận nếu không có sự huỷ diệt của bàn tay con người.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này