Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

HỌ RUỒI GIẢ ONG Ở VIỆT NAM (DIPTERA: SYRPHIDAE) PHẦN II

TẠ HUY THỊNHViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Xem phần I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. PHÂN Họ MICRODONTINAE
Ruồi thuộc phân họ Microdontinae là một nhóm đặc biệt, khác với các nhóm Ruồi giả ong khác. ấu trùng sống trong tổ kiến và ăn thịt ấu trùng kiến; ruồi trưởng thành bắt gặp gần tổ kiến và không gặp trên hoa. ở Việt Nam đã gặp một tộc là Microdontini.
Tộc Microdontini
ở Việt Nam chúng tôi đã xác định được đại diện của giống Microdon Meigen, 1803. Giống Paramicrodon cũng đã được Quách Thị Ngọ và ctv (2007) ghi nhận, nhưng chưa chắc chắn và chúng tôi chưa thu được mẫu nên không có mặt trong danh sách này của chúng tôi. Giống Paramicrodon khác với giống Microdon ở chỗ anten ngắn và gân R4+5 không thể hiện rõ nhánh cụt đâm vào lòng ô r4+5.
Giống Microdon Meigen, 1803
Microdon được coi là một nhóm loài mang danh pháp trên danh nghĩa (nominotypic group); bởi lẽ nó bao gồm các loài không rõ quan hệ với nhau, mà không được đặt vào các giống khác của phân họ Microdontinae. Hiện nay đã thống kê được 249 loài thuộc giống này ở các vùng khác nhau trên thế giới. ở Việt Nam đã nhận dạng được 3 loài; một loài (ở Thanh Hoá; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Nam; Ninh Thuận) gần với loài Microdon alboscutatus Curran, 1931; một loài (ở Hà Tĩnh; Quảng Nam) gần với loài Microdon annandalei Brunetti, 1907; một loài (ở Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa thiên-Huế) gần với loài Microdon contractus Brunetti, 1923. Có khả năng cả 3 loài là các loài mới cho khoa học.
Công trình này được tài trợ bởi đề tài NAFOSTED mã số 106.12.15.09.

Tài liệu tham khảo

  1. Axel Ssymank, 2010: Zootaxa,2417: 40-50.
  2. Bankowska R., 2000: Fragmenta Faunistica, 43(15): 195-201.
  3. Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, 2007: Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  4. Mai Quý, Trần Thị Lài, Trần Thị Bích Lan, 1981: Kết quả điều tra côn trùng Miền Bắc Việt Nam (1960-1970). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  5. Mengual X., C. Ruiz, S. Rojo, G. Stahls, F. C. Thompson, 2009: Zootaxa, 2214: 1-28.
  6. Mengual X., K. Ghorpadé, 2010: ZooKeys, 33: 39-80.
  1. Phạm Văn Lầm, 2007: Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội,
  2. Quách Thị Ngọ, Đào Đăng Tựu, Lê Thị Tuyết Nhung, 2007: Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Reemer M., H. Hippa, 2005: Tijdschrift voor Entomologie, 148: 335-340.
  4. Reemer M., H. Hippa, 2008: Tijdschrift voor Entomologie, 151: 77-93.
  5. Sorokina V. S., 2009: Entomological Revew, 89(3): 351-366.
  6. Tạ Huy Thịnh, 1988: Tạp chí Sinh học, 10(3+4):10-16.
  7. Tạ Huy Thịnh, 2007: Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  8. Tạ Huy Thịnh, 2009: Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  9. Van Doesburg Sr. P. H., 1968: Zoologische Mededelingen, 43(12): 155-164.
  10. Viện Bảo vệ thực vật, 1976: Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968. Nxb. Nông thôn, Hà Nội.
  11. Xin-Yue Cheng, F. C. Thompson, 2008: Zootaxa, 1879: 21-48.
 

Xem phần I

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này