Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

HỌ RUỒI GIẢ ONG Ở VIỆT NAM (DIPTERA: SYRPHIDAE) PHẦN I

TẠ HUY THỊNHViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

 

Xem thêm phần II

 

 

Ruồi giả ong Syrphidae thuộc liên họ Syrphoidea. Liên họ này có 2 họ là Ruồi giả ong Syrphidae và Ruồi đầu hình cầu Pipunculidae. Đặc trưng hình thái của Ruồi giả ong là ngọn gân M1 quay lên gặp gânR­4+5 và ngọn gân CuA1 quay lên gặp gân M1. Kích thước ruồi dao động từ nhỏ (3mm) tới lớn (trên 15mm). Họ Syrphidae tên tiếng Việt gọi là Ruồi giả ong, do nhiều loài có hình dạng khá giống ong mật hoặc tò vò; một số người gọi là Ruồi ăn rệp, do ấu trùng của một số loài ăn rệp. Ruồi giả ong được đánh giá là nhóm côn trùng đứng thứ hai sau ong mật trong vai trò thụ phấn; đứng thứ hai sau bọ rùa trong vai trò ăn rệp hại cây trồng. Tuy nhiên không phải tất cả Ruồi giả ong là côn trùng có ích; một số loài gây hại cây trồng và có loài gây nhiễm dòi đường ruột ở người. Ấu trùng của các loài Ruồi giả ong ăn rệp thường sống gắn liền với tập đoàn rệp; còn ấu trùng của các loài khác sống trong môi trường thực vật phân huỷ, môi trường lỏng giàu chất hữu cơ; đặc biệt các đại diện của phân họ Microdontinae sống trong tổ kiến và ăn ấu trùng kiến.
Viện Bảo vệ thực vật (1976) trong Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968 cho danh sách 18 loài thuộc 11 giống Ruồi giả ong ở Miền Bắc Việt Nam. Mai Quý và nnk (1981) cho biết có 11 loài thuộc 7 giống cũng ở Miền Bắc Việt Nam. Tạ Huy Thịnh (1988) ghi nhận 1 loài ở Tây Nguyên. R. Bankowska (2000) điều tra được 24 loài ở miền Bắc Việt Nam, trong đó ghi nhận lại loài Spheginobaccha melancholia Hull, 1937. Tạ Huy Thịnh (2007) ghi nhận 34 loài thuộc 21 giống ở 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên-Huế và Quảng Nam. Tạ Huy Thịnh (2009) ghi nhận 18 loài thuộc 14 giống ở 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ruồi giả ong cũng được quan tâm như thiên địch của rệp hại cây trồng. Phạm Văn Lầm (2007) cho biết có 6 loài như thiên địch của sâu hại đậu, lạc tại đồng bằng Sông Hồng; theo Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2007) có 9 loài ăn rệp muội trên rau ở Hà Nội; theo Quách Thị Ngọ et al. (2007) có 12 loài ăn rệp muội trên một số cây trồng ở Hà Nội và Vĩnh Phúc.

I. Phương pháp nghiên cứu
Hầu hết các loài được công bố trong bài này là được định loại trên mẫu vật do chúng tôi thu thập và lưu giữ tại Viện STTNSV. Chỉ có 6 loài mới cho khoa học được công bố trước đây, chúng tôi chưa thu được mẫu, thì được ghi nhận theo mô tả gốc của các loài đó; cụ thể là Scaeva opimius (Walker, 1852); Eosphaerophoria symmetrica Mengual, 2010 và Eosphaerophoria vietnamensis Mengual, 2010; Neoascia anassa Reemer et Hippa, 2005; Pseudovolucella sinepollex Reemer et Hippa, 2008 và Pseudovolucella mimica Shiraki, 1930. Hệ thống phân loại của Thompson et Vockeroth (2004) được sử dụng.
Toàn bộ những ảnh chụp và hình vẽ đưa kèm theo trong bài này là được  tỏc giả trích dẫn lại từ các đồng nghiệp.

II. Kết quả và thảo luận
Trong hệ thống phân loại đương đại, các tác giả đều thống nhất chia họ Syrphidae thành 3 phân họ, tuy tên gọi có thể khác nhau. Theo Thompson et Vockeroth, các phân họ là Syrphinae, Eristalinae và Microdontinae; còn theo Williston phân họ Eristalinae được gọi là Millesinae. Trong các công bố trước đây, Tạ Huy Thịnh cũng gọi phân họ này là Millesinae. ở nước ta bắt gặp các đại diện của cả 3 phân họ này. Về các tộc trong các phân họ, về cơ bản hai hệ thống của Williston và Thompson et Vockeroth là tương tự nhau; tuy có vài điểm sai khác, thí dụ: theo Williston giống Baccha, Allobaccha Spheginobaccha và một vài giống khác xuất phát từ giống Baccha với đặc điểm bụng thắt đáy lưng ong, hợp thành tộc Bacchini; trong khi đó theo Thompson et Vockeroth, các giống này nhập vào tộc Syrphini. Danh pháp tộc Bacchini, theo Thompson et Vockeroth lại bao gồm giống Melanostoma và lân cận, trong khi đó nhóm giống này được Williston cho vào tộc Melastomini. Áp dụng hệ thống phân loại của Thompson et Vockeroth, 57 loài Syrphidae đã xác định ở nước ta phân bổ vào các phân họ và các tộc như sau:
1. Phân họ Syrphinae: gồm Tộc Paragini (1 giống); Tộc Bacchini (1 giống); Tộc Syrphini (13 giống).
2. Phân họ Eristalinae: gồm Tộc Cheilossini (2 giống); Tộc Merodontini (1 giống); Tộc Brachyopini (1 giống); Tộc Sericomyini (1 giống); Tộc Volucelini (1 giống); Tộc Eristalini (4 giống); Tộc Milessini (6 giống).

3. Phân họ Microdontinae: gồm Tộc Microdontini (1 giống).

 

 

 

 

Hệ gân cánh của phân họ Eristalinae

 

Khóa định loại các phân họ thuộc họ Syrphidae
1(4) Anten dài vừa phải, nhìn chung là cụp xuống. Gân R­4+5 không có nhánh cụt đâm vào lòng ô r4+5.
2(3) Gân ngang r-m thường nằm ở nửa trước của ô dm; ô r4+5 mở; gân ngọn dm-cu thường không quay ngược lại. Arista trần trụi hoặc nhiều nhất chỉ có lông tơ......................................................................................................Syrphinae
3(2) Gân ngang r-m thường nằm ở khoảng giữa hoặc nửa sau của ô dm; nếu gân ngang r-m nằm ở nửa trước của ô dm thì ô r4+5 đóng (như trường hợp tộc Volucellini, tộc Sericomyini, tộc Brachyopini); hoặc epistoma nhô dài ra như mỏ chim (như trường hợp tộc Cheilossini). Anten có gai ở đỉnh, hoặc có thể arista nằm ở mặt lưng đốt anten thứ 3 nhưng khi đó gân R4+5 không có nhánh cụt đâm vào lòng ô r4+5..................................................Eristalinae
4(1) Anten rất dài và chĩa ra; arista nằm ở mặt lưng đốt anten thứ 3. Gân R4+5 có một nhánh cụt đâm vào lòng ô r4+5 (trừ trường hợp giống Paramicrodon).......................................................................................Microdontinae

I. Phân họ Syrphinae
Phân họ Syrphinae được ghi nhận với 29 loài ở Việt Nam. Năm 1885, Bigot mô tả một loài mới cho khoa học từ vật mẫu thu ở Nam Bộ là Lasiophthalmus annamites, tuy nhiên sau này được xác định rằng đó chỉ là đồng danh của loài Syrphus opimius Walker, 1852 [= Scaeva opimius] đã từng ghi nhận ở Ấn Độ. Hull (1937) mô tả một loài mới cho khoa học là Spheginobaccha melancholia từ mẫu vật Việt Nam lưu giữ tại NMNH; loài này sau đó còn
được ghi nhận thêm ở Thái Lan. Mengual (2010) mô tả 2 loài mới cho khoa học là Eosphaerophoria symmetrica Eosphaerophoria vietnamensis từ mẫu vật cùng thu ở Đà Lạt, lưu giữ tại USNM. Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2007) cho biết có 9 loài ăn rệp muội trên rau ở Hà Nội; tuy nhiên giữa chúng, 2 loài Paragus quadrifaciatus Meigen, 1822 và loài Syrphus ribesii Linnaeus, 1758 có phân bố ở Vùng Cổ Bắc, và chúng tôi chưa thu được mẫu, nên không có mặt trong danh sách này của chúng tôi.

Khóa định loại các Tộc thuộc phân họ Syrphinae
1(2) Cơ thể thường màu đen ánh kim toàn bộ; đôi khi bụng có dải băng ngang màu vàng tới nâu;
đốt anten thứ 3 lớn, thuôn dài; bụng thuôn và chắc, mép bên song song; kích thước luôn nhỏ,
6-7 mm..............................................................................................................Paragini
2(1) Ngực màu đen; các đốt bụng chủ yếu màu vàng hoặc ít nhất có các đốm, vệt lớn màu vàng; đốt anten thứ 3 không lớn, từ hình tròn tới oval; bụng hình trứng, nếu thuôn dài thì mảnh mai hoặc thắt hẹp ở phần gốc bụng; kích thước thường lớn hơn.
3(4) Mặt và scutellum hoàn toàn đen ánh kim; bụng hình oval. Kích thước nhỏ.....................................................................................................................Bacchini
4(3) Mặt toàn bộ màu vàng hoặc có bộ phận màu vàng; nếu mặt màu đen thì bụng thắt hẹp ở phần gốc bụng. Kích thước trung bình tới lớn......................................................................................................................Syrphini
1. Tộc Paragini
Khóa định loại các loài thuộc giống Paragus Latreille, 1804
1(4) Scutellum có hàng gai ở mép sau; ngọn scutellum bằng, scutellum màu trắng tới vàng ở 1/2 ngọn; lưng ngực màu đen bóng ánh xanh với cặp sọc dọc hẹp chéo màu xám trắng ở phía trước; đốt bụng thứ 2 có màu đen ở mép trước và hai bên, còn lại màu hung vàng tới nâu đỏ; đốt bụng thứ 3 và thứ 4 có dải băng ngang rộng màu nâu đỏ tới nâu xẫm ở phía sau mỗi đốt, phía trước màu trắng tới vàng.
2(3) Mép sau scutellum có 13-16 gai; Đốt đùi chân giữa có màu đen ở 1/2 gốc; đốt đùi chân sau có màu đen ở 3/4 gốc. Kích thước nhỏ hơn, dài thân 4,5-5,5 mm.........P. serratus (Fabricius, 1805)
3(2) Mép sau scutellum có 11-13 gai; Đốt đùi chân giữa có màu đen ở 1/4 gốc; đốt đùi chân sau có mầu đen ở 1/2 gốc. Kích thước lớn hơn, dài thân: 6-7 mm...........P. crenulatus Thompson, 1869.4(1) Scutellum không có hàng gai ở mép sau; lưng ngực màu đen với cặp sọc dọc hẹp chéo màu xám trắng ở phía trước; ngọn scutellum màu trắng tới vàng; bụng có màu sắc dao động từ đen toàn bộ tới có đốm vệt màu hung đỏ ở đốt bụng thứ 2 và thứ 3, thậm chí hầu như toàn bộ màu hung đỏ. Dài thân: 4-6 mm.................................................................................................................................P. bicolor (Fabricius, 1794)

 

 

 

Paragus crenulatus

 

 

 

 

Paragus  bicolor (đầu, bụng)

 

2. Tộc Bacchini
Khóa định loại các loài thuộc giống Melanostoma Schiner, 1860
1(2) Đầu nhìn ngang: gờ mặt lượn sóng. Bụng có màu chủ lực là màu đen với những cặp đốm vệt màu vàng ở các đốt thứ 2 - thứ 4. Dài thân: 5-7 mm.........................................................................M. orientale (Wiedemann, 1830)
2(1) Đầu nhìn ngang: gờ mặt thẳng. Bụng có màu chủ lực là màu vàng với dải băng hẹp màu đen ở mép sau các đốt thứ 2 - thứ 4. Dài thân: 5-7 mm.....................................................................M. univittatum (Wiedemann, 1824)
3. Tộc Syrphini
Khóa định loại các giống thuộc tộc Syrphini
1(4) Bụng thắt lại ở phần gốc rõ rệt.
2(3) Đốt bụng thứ 2 thuôn nhỏ đều hình que, rất mảnh; đầu hình bán cầu.......................................................................................................................Allobaccha
3(2) Đốt bụng thứ 2 không thuôn nhỏ đều hình que, mà chỗ thắt nhỏ nhất nằm ở cuối đốt bụng 2 - đầu đốt bụng 3; đầu hình cầu...................................................................................................Spheginobaccha
4(1) Bụng hình trứng tới thuôn dài, không thắt lại ở phần gốc.
5(12) Lưng ngực có vệt màu vàng liên tục hai bên mép; sườn ngực cũng có các vệt màu màu vàng. Bụng thường thuôn dài.
6(7) Đốt chuyển chân sau có một gai mảnh; đốt bụng 1+2 màu đen với cặp đốm màu vàng tới trắng; đốt bụng 3 và 4 có dải băng ngang màu vàng tới trắng..............................................................................................................Ischiodon
7(6) Đốt chuyển chân sau không có gai mảnh như vậy.
8(9) Chân toàn bộ màu vàng..........................................................Sphaerophoria
9(8) ít nhất 1/3-1/2 phần ngọn đốt đùi chân sau màu đen.
10(11) Đốt bụng thứ 2 có có cặp đốm màu sáng hình tam giác nối với nhau; đốt bụng thứ 3 và thứ 4 có dải băng ngang màu sáng thẳng mép..............................................................................................................Allograpta
11(10) Đốt bụng thứ 2 màu đen toàn bộ hoặc chỉ có một đốm màu sáng ở chính giữa; đốt bụng thứ 3 và thứ 4 có dải băng ngang màu sáng lượn mép.....................................................Eosphaerophia
12(5) Lưng ngực không có vệt vàng hai bên mép, hoặc nếu có thì không liên tục; sườn ngực không có các vệt màu vàng. Bụng thường hình oval.
13(16) Trán tạo một u lồi đặt chân anten; các mắt đơn nằm ở vị trí tương đối cách xa đỉnh đầu.
14(15) Cánh: có dải băng rộng màu xẫm ở giữa cánh......................Dideopsis
15(14) Cánh: chỉ có mép trước và gốc cánh màu vàng.......................Asarkina
16(13) Trán lồi không nhiều ở chỗ đặt chân anten; các mắt đơn nằm ở vị trí gần đỉnh đầu.
17(22) Mắt kép có lông tơ.
18(21) Bụng hình trứng; hơi thuôn dài, hẹp hơn ngực.
19(20) Vệt màu vàng trên các đốt bụng thứ 2-thứ 4 hình dải băng ngang hẹp.............................................................................................................Betasyrphus
20(19) Vệt màu vàng trên các đốt bụng thứ 2-thứ 4 hình bán nguyệt tới lưỡi liềm...............................................................................................................Scaeva
21(18) Bụng rộng, dẹt, rộng hơn ngực nhiều.....................................Dideodes
22(17) Mắt kép không có lông.
23(24) Bụng hình trứng thuôn dài; tại các đốt bụng thứ 3, thứ 4, ngoài dải băng màu đen rất hẹp ở mép sau, còn có vệt ngang rất mảnh nằm gần mép trước mỗi đốt................................Episyrphus
24(23) Bụng hình trứng không thuôn dài; tại các đốt bụng thứ 3, thứ 4 chỉ có dải băng màu đen khá rộng ở mép sau.........................................Eupeodes
Khóa định loại các loài thuộc giống Allobaccha Curran, 1928
1(2) Cánh có một dải băng màu xẫm ở phần giữa cánh. Dài thân: 12 mm......A. dispa (Walker, 1859)
2(1) Cánh không có dải băng xẫm cắt ngang cánh như vậy.
3(4) Phần lớn cánh màu nâu khói, trừ phần gốc cánh và ngọn cánh nhạt hơn. Dài thân:
12-14 mm...............................................................A. nubilipennis (Austen, 1893)
4(3) Cánh chỉ có màu xẫm ở mép trước hoặc dọc theo các gân cánh
5(6) ở sườn ngực và lưng ngực trước rãnh không có các đốm vệt màu vàng.
Dài thân: 8 mm................................................A. sapphirina (Wiedemann, 1830)
6(5) ít nhất ở mesopleura có đốm màu vàng
7(8) Sternopleura không có đốm màu vàng. Đốt bụng thứ 4 màu xẫm với cặp đốm vàng ở con đực và cặp sọc vàng ở con cái; đốt bụng thứ 5 của cả con đực và con cái màu đen. Dài thân: 10-11 mm..A. pulchrifrons (Austen, 1893)
8(7) Sternopleura có đốm màu vàng. Đốt bụng thứ 4 ở cả con đực và con cái đều màu vàng với dải băng đen ở mép sau; đốt bụng thứ 5 của cả con đực và con cái chủ yếu màu vàng. Dài thân: 10-11 mm.................................................................................................................................A. amphithoe (Walker, 1849)

 

 

 

Allobaccha amphithoe
Allobaccha nubilipennis

 

Khóa định loại các loài thuộc giống Spheginobaccha de Meijere, 1908
1(2) Tam giác trán ở con đực và rãnh trán ở con cái hẹp hơn. Dài thân: 9 mm............S. melancholia Hull, 1937
2(1) Tam giác trán ở con đực và rãnh trán ở con cái rộng hơn.
3(4) ở đốt đùi và đốt ống chân sau, màu đen không tới giữa đốt. Dài thân: 9-12 mm...S. macropoda (Bigot, 1884)
4(3) ở đốt đùi và đốt ống chân sau, màu đen chiếm hơn 1/2 đốt. Dài thân: 10-11 mm....S. demeijerei Van Doesburg, 1968

 

 

 

Spheginobaccha macropoda
Spheginobaccha demeijerei

 

Giống Ischiodon Sack, 1913
Ở nước ta gặp một loài là Ischiodon scutellaris (Fabricius, 1805).

 

 

 

Ischiodon scutellaris

 

Khóa định loại các loài thuộc giống Sphaerophoria Lepeltier et Serville, 1825
1(2) Lưng ngực màu xám ánh đồng với các sọc dọc mờ; mặt không có sọc màu đen ở giữa. Dài thân: 6-7mm...................................S. indiana Bigot, 1884
2(1) Lưng ngực màu đen bóng ánh xanh, không có các sọc dọc; mặt có một sọc màu đen ở giữa.
3(4) Trán và mặt màu vàng. Dài thân: 7-8 mm.......S. virideanea Brunetti, 1915
4(3) Trán và mặt màu trắng. Dài thân: 7-8 mm...................................................................................................................................S. macrogaster (Thomson, 1869)

 

 

 

Sphaerophoria viridaenea
Sphaerophoria indiana

 

 
 
 
Sphaerophoria macrogaster
 

Giống Allograpta Osten Sacken, 1875
Ở nước ta gặp một loài là Allograpta javana (Wiedemann, 1824)

 

 

 

Allograpta javana

 

Khóa định loại các loài thuộc giống Eosphaerophia Frey, 1946
1(2) Notopleura phình khá to nhưng không tạo ra một u lồi ở phía sau. Con đực: đốt bụng thứ nhất màu vàng với 2 vệt hình tam giác màu đen ở mép sau; đốt bụng thứ hai màu đen với một vệt vàng ở chính giữa. Dài thân: 6 mm...................................................................................E. symmetrica Mengual, 2010
2(1) Notopleura phát triển đồng thời tạo ra một u lồi ở phía sau. Con đực: đốt bụng thứ nhất và thứ hai hoàn toàn màu đen. Dài thân: 5-6 mm......................................................................E. vietnamensis Mengual, 2010

 

 

 

Eosphaerophoria symmetrica (Bụng con đực)
Eosphaerophoria vietnamensis (Đầu, bụng con đực và con cỏi)

 

Giống Dideopsis Matsumura, 1917

Ở nước ta gặp một loài là Dideopsis aegrota (Fabricius, 1805)

 

 

 

Dideopsis aegrota

 

Khóa định loại các loài của giống Asarkina Macquart, 1842
1(2) Mặt màu vàng...............................................................................A. ericetorum (Fabricius, 1781)
2(1) Mặt màu đen.....................................................................................A. procina (Coquillett, 1898)

 
 

 

Asarkina ericetorum

 

 
 
 
Asarkina procina (mặt lưng, mặt bụng, nhỡn ngang, đầu)
 
   

Xem thêm phần II

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này