Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng ăn thịt
Tên Latin: Scincella devorator
Họ: Thằn lằn bóng Scincidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Scincella baraensis NGUYEN

THẰN LẰN BÓNG ĂN THỊT

Scincella devorator Darevsky et al., 2004

Sphenomorphus devorator Darevsky, Orlov & Cuc, 2004

Họ: Thằn lằn bóng Scincidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Loài thằn lằn có kích thước trung bình, không có thùy vành tai và màng nhĩ chìm sâu. 4 vảy trên mắt. 8 vảy mí mắt trên. 7 vảy môi trên. Có vảy gáy. 30 vảy quanh thân. Hai hàng vảy xương sống trên cổ rộng hơn dài. 19 màng da dưới ngón thứ tư chân sau. Chân ngắn, không gối lên nhau khi gập thân. Một cặp vảy trước huyệt nở rộng. Dài thân của con cái 51.2 - 53.9 mm, dài đuôi 65.7 mm Đầu dài hơn rộng. Vảy mõm rộng hơn cao. Các vảy trên mũi không có. Các vảy trước trán tách biệt bởi vảy trán. Vảy chẩm nối phía sau. Vảy gáy nở rộng xếp thành 3 cặp. Vảy má 2. Vảy mí mắt trên 7 hoặc 8. Vảy trên mắt 4, theo sau là vảy trên mắt phía sau. Vảy thái dương đầu tiên đơn. Vảy thái dương thứ hai 2, vảy trên lớn gối lên vảy dưới. Vảy môi trên 7, trong đó vảy thứ năm và sáu ngay dưới mắt. Tai không có thùy lồi, màng nhĩ sâu.Vảy cằm rộng hơn dài. Vảy môi dưới 6. Vảy sau cằm không chia đôi. Vảy giữa thân 28 hàng. Hai hàng vảy chính giữa cổ nở rộng. Vảy lưng giữa các sọc bên thân xếp thành 1⁄2 + 6 + 1⁄2 hàng, mịn, lớn hơn vảy mặt bên. Vảy xương sống 63 - 66; bụng có 61 - 66 hàng vảy mịn ngang. Trước huyệt có 2 vảy nở rộng. Dưới đuôi có vảy nở rộng. . Chân ngắn, năm ngón. Ngón chân trước và sau chạm nhau khi gập thân. Màng da dưới ngón thứ tư chân trước 14 và dưới ngón thứ tư chân sau 17 - 19. Màu trong trạng thái ngâm cồn: Lưng màu nâu đồng, có hai vằn xám bạc rõ chạy từ chẩm đến đây đuôi và một sọc xương sống đậm màu rộng. Vô số đốm đen ở môi. Vùng mặt bên phía trên có một sọc thâm rõ từ sau mắt đến chân sau, có đốm sáng. Mép dưới vỡ thành nhiều đốm đen nhỏ. Mặt bụng của thân và đuôi màu kem.

Scincella devorator khác với các loài cùng Giống Scincella khác ở các đặc điểm sau:

Khác với loài Scincella baraensis bởi có vảy vảy lưng to (so với nở rộng) và không có (so với có) thùy vành tai yếu.

Khác với loài Scincella badenensis bởi có vảy lưng lớn (so với nở rộng), ít hàng vảy giữa thân hơn (32 - 36 so với 28 - 30) , nhiều cặp vảy gáy hơn (0 - 1 so với 3) và vảy trước trán tách biệt với nhau (so với nối rộng).

Sinh học, sinh thái:

Loài bò sát này sống trong các hang hốc đá mẹ và dưới các lớp thảm mục thực vật ở rừng thường xanh và cả các khu rừng phục hồi sau nương rẫy ở độ cao thấp đến 800m. Thức ăn là các loài côn trùng, chân đốt sống trong các khu vực phân bố, kiếm ăn ban ngày, khá nhút nhát. Đẻ 2 trứng trong hốc cây hoặc dưới lớp thảaaaam mục thực vật.

Phân bố:

Trong nước: Loài đặc hữu và mới phát hiện công bố năm 2004 ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và còn phát hiện ở Sơn La. Tên loài có nguồn gốc từ tiếng Latin devorare - có nghĩa là nuốt chửng. Thằn lằn cắn đứt bụng con mồi, thường là châu chấu, khiến thân con mồi vẫn còn sống.

Nước ngoài: Không có.

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn bóng ăn thịt

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này