Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng doria
Tên Latin: Scincella doriae
Họ: Thằn lằn bóng Scincidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

THẰN LẰN BÓNG DORIA

Scincella doriae Boulenger, 1887

Lygosoma doriae Boulenger, 1887

Leiolopisma doriae Shea & Greer, 2002

Họ: Thằn lằn bóng Scincidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Một loài thằn lằn lớn, có chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt là 56 mm, chân khoẻ. Vảy trước trán ít tách biệt hoặc chỉ chạm vào nhau. Hơn 10 cái lông mi và 4 đến 5 cặp vảy gáy phình ra. Mặt bên sậm màu, có lấm tấm đốm trắng. Có 6 - 7 vảy trên mi mắt, thường có 11 lông mi. Vảy sau phía trên mắt rộng. Vảy thứ năm và thứ sau của môi trên ngay dưới mắt. Tai tròn và khá rộng (đường kính 1.2 mm với cá thể trưởng thành), không có dái tai lồi ra, màng nhĩ khuất sâu. Có 3 - 5 cặp vảy gáy phình ra. Có 66 - 76 hàng vảy giữa thuỳ chẩm và đùi, 70 - 79 hàng vãy giữa cổ họng và bụng. 30 - 32 vảy quanh thân giữa. Vảy lưng rộng gấp 1.5 lần vảy bên thân. 10 - 15 màng vảy mỏng dưới ngón chân thứ tư và 15 - 18 màng vảy mỏng ở ngón cáy thứ tư. 10 - 15 vảy mỏng dưới ngón thứ tư và 15 - 18 vảy mỏng dưới ngón cái thứ tư. Lưng màu nâu đậm, có nhiều nốt nâu nhỏ, không hình thành vằn sườn. Mặt bên có vằn nâu sậm bắt đầu từ sau lỗ mũi kéo dài qua mắt và trên tài đến chân sau. Không có đốm trắng. Hông và mặt dưới chân có rất nhiều các nốt nâu sậm. Rìa môi trên và môi dưới có màu nâu. Mặt bụng và đuôi màu trắng vàng.

Scincella doriae khác với các loài cùng Giống Scincella khác ở các đặc điểm sau:

Khác với loài Scincella baraensis bởi có vảy lưng lớn (so với nở rộng) và nhiều hàng vảy trên lưng hơn (8 so với 6), có (so với không có) thùy vành tai yếu, và không có (so với có) vảy dưới đuôi nở rộng ngang.

Khác với loài Scincella badenensis bởi vảy lưng lớn (so với nở rộng), ít cặp vảy gáy hơn (0 - 1 vs. 3 - 4), không có (so với có) vảy dưới đuôi nở rộng ngang.

Sinh học, sinh thái:

Sống chui rúc dưới lớp thảm mục thực vật trong các khu rừng thường xanh, núi cao còn tốt về đa dạng sinh học. Kiếm ăn ban ngày, thực ăn là các loài ấu trùng mối, kiến và các ấu trùng của các loài khác sống trong khu vực

Phân bố:

Tong nước: Loài hiếm gặp và mới chỉ gặp ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Chư Yang Sin, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Loài này được đặt theo tên của Marchese Giacomo Doria (1840 - 1913), nhà động vật học người Ý đã thu thập mẫu vật thằn lằn và nghiên cứu ở Ba Tư (Iran) với de Filippi (1862 - 1863) và ở Borneo với Beccari (1865-1866). Ông thành lập Museo Civico di Storia Naturale, Turin (1867 - 1913) và làm Giám đốc đầu tiên của tổ chức này.

Nước ngoài: China (Sichuan, Yunnan), Bắc Myanmar ( Burma), Thailand

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường  -  WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn bóng doria

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này