Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đại kế
Tên Latin: Cirsium japonicum
Họ: Cúc Asteraceae
Bộ: Cúc Asterales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐẠI KẾ

ĐẠI KẾ

Cirsium japonicum Fish. ex DC. 1837.

Cnicus japonicus (DC.) Maxim. 1847.

Cirsium hainanensis Masam. 1943.

Họ: Cúc Asteraceae

Bộ: Cúc Asterales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ lâu năm, có rễ củ dạng thoi, thân thẳng đứng, cao 30-100 cm, dọc thân có gờ và phủ lông. Lá tương đối lớn, hình bầu dục thuôn, dài 8-20 cm, rộng 2,5-8 cm, phiến lá hầu như hoàn toàn xẻ lông chim, phiến xẻ bên 6-12 đôi, mép lá có gai và răng gai, cuống rất ngắn; hai mặt lá mầu lục, viền theo gân và mặt có lông đốt. Cụm hoa đầu thẳng đứng, không rủ xuống, những cụm hoa hợp thành tán thưa; lá bắc tổng bao dạng chuông, đường kính 3 cm, 6 lớp xếp dạng lợp ngói, lá bắc càng hướng vào trong càng dài, lớp ngoài và lớp giữa hình trứng bầu dục, dài 8-13 mm, lớp trong hình sợi dài 15-20 mm, đỉnh nhọn dần dạng gai, mặt ngoài có lông thô và lông tuyến. Hoa mầu đỏ hoặc tím hồng, hình ống; tràng dài 2,1 cm, đỉnh xẻ nông thành 5 thuỳ không bằng nhau. Quả bế hình bầu dục ép dẹp, dài 4 mm, rộng 2,5 mm, mào lông trên đỉnh quả dạng lông chim dài 1,5-1,6 cm, mầu nâu nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa và quả từ tháng 10-2 (năm sau). Tái sinh bằng hạt. Mọc ở các trảng cỏ, các bãi ven rừng thưa, ở độ cao 600-1800 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sa Pa, Bát xát, Than Uyên), Yên Bái (Mù Cang Chải), Sơn La (Sông Mã), Thanh Hoá (Quan Hoá).

Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản.

Giá trị:

Làm thuốc chữa thổ huyết, viêm gan, viêm thận, viêm vú, ung thũng, giải độc (rễ củ).

Tình trạng:

Môi trường sống bị thu hẹp do nạn phá rừng, lấy đất canh tác. Cây thường xuyên bị khai thác (đào lấy rễ) để làm thuốc.

Phân hạng: VU A1a,c, B1+2b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Cần đưa về trồng ở các vườn cây thuốc vùng núi và khuyến khích nhân dân trồng thêm.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần thực vật – trang 114.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đại kế

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này