Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Trân châu
Tên Latin: Lysimachia chenii
Họ: Anh thảo Primulaceae
Bộ: Anh thảo Primulalales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRÂN CHÂU

TRÂN CHÂU

Lysimachia chenii C. M. Hu, 1985.

Họ: Anh thảo Primulaceae

Bộ: Anh thảo Primulales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ nhiều năm, thân bò hoặc hơi leo, cao đến 40 cm. Lá mọc cách, tập trung 3 - 5 ở ngọn thân; phiến lá hình trứng - mác, cỡ 9 - 16 x 3 - 6 cm, chóp lá thót nhọn, gốc lá tù; gân bên 6 - 7 đôi; cuống lá dài 7 - 12 mm. Hoa thõng, mọc đơn độc ở nách lá bình thường hay nách lá tiêu giảm thành vảy ở dưới; cuống hoa dài 2 - 2,5 cm. Đài hợp rất ít ở gốc, phía trên chia thành 5 thuỳ hình mác hẹp, có nhiều điểm tuyến ở cả 2 mặt. Tràng màu vàng, ở đỉnh chia thành 5 thuỳ hình bầu dục dài, dài 9 - 10 mm, rộng 3 - 4 mm. Nhị có chỉ nhị rất ngắn, ở gốc dính lại thành ống; bao phấn dài 5 - 5,5 mm, mở bởi lỗ ở đỉnh. Quả khô tự mở, đường kính khoảng 5 mm.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 5 - 6. Cây chịu bóng và ưa ẩm, mọc ở khe đá, dưới tán rừng ẩm, ở độ cao 800 - 1000 m.

Phân bố:

Trong nước: Mới thấy ở Quảng Trị (núi Răng Cọp).

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu hẹp của Việt Nam. Lá (cùng với một số loài cây khác) dùng làm thuốc đắp chữa vết thương.

Tình trạng:

Sự tồn tại của loài này rất mỏng manh, vì rừng ở nơi thu mẫu chuẩn (núi Răng Cọp) đã bị tàn phá nghiêm trọng. Cây còn bị khai thác để làm thuốc.

Phân hạng: EN A1a,b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “bị đe doạ” (Bậc T). Không khai thác những cây còn sót lại ở nơi phân bố. Cần có những điều tra bổ sung về khu phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 307.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Trân châu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này