Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gai bôm giả
Tên Latin: Hemiscolopia trimera
Họ: Mùng quân Flacourtiaceae
Bộ: Hoa tím Violales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GAI BÔM GIẢ

GAI BÔM GIẢ

Hemiscolopia trimera (Boerl.) Slooten, 1925

Scolopia trimera Boerl, 1899

Flacourtia kelampagine Eeden, 1905

Xylosma macrocarpum Pierre ex Gagnep, 1908

Họ: Mùng quân Flacourtiaceae

Bộ: Hoa tím Violales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ, hiếm khi cao quá 10m và rất ít khi có gai đơn dài 2 - 3 cm. Cành con, lá và cụm hoa nhẵn. Lá dai, bóng ở cả hai mặt, có phiến thuôn, dài 12 - 30 cm, rộng 6 - 12 cm, hình nêm rộng hay gần tròn ở gốc, thót ngắn ở đầu, mép có răng cưa, có 7 - 8 đôi gân bậc hai, cuống lá mập, dài 5 - 10 mm. Cụm hoa ở nách lá là chùm, mang 2 - 4 hoa màu trăng trắng, cuống hoa dài 2 - 6 mm. Hoa đơn tính không có cánh hoa. Hoa đực có 4 - 6 lá đài, hình trứng gần tròn, dài 3 - 4 mm, rộng 3 - 5 mm, có răng cưa và lông ở mép, đĩa gồm nhiều tuyến nhỏ, màu đo đỏ, hợp ở gốc, nhị có chỉ nhị mảnh, dài 3 - 4 mm. Hoa cái có đài gần giống ở hoa đực, có tuyến của đĩa hơi to hơn. Bầu hình trứng có 3 - 4 lá noãn, quả mọng hình trứng, chứa 10 - 15 hạt, có góc cạnh, dài 6 - 8 mm.

Sinh học, sinh thái:

Mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao thường không quá 500 - 600 m. Mùa hoa và quả chín chưa biết.

Phân bố:

Trong nước: Ninh Thuận (Ninh Phước: Cà Ná), Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (núi Dinh), Kiên Giang (đảo Phú Quốc).

Nước ngoài: Campuchia, Jawa, Lào, Malaya, Sumatera, Thái Lan.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Đại diện duy nhất của chi Hemiscolopia. Quả ăn được.

Tình trạng:

Loài hiếm cần được bảo tồn.

Mức độ bị đe dọa: Bậc T (theo sách đỏ Việt Nam 1996).

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để giữ nguồn gen. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 152.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gai bôm giả

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này