Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN VIỆT NAM

 

Nằm trên địa phận ba tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Trụ sở Vườn quốc gia nằm trên huyện Tân Phú - Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km theo quốc lộ 20. Với điều kiện địa hình, khí hậu và khả năng dung chứa đến 5 kiểu rừng là những yếu tố làm cho VQG Cát Tiên trở thành nơi “tập trung” các loài thực vật, động vật. Vườn là một dải kết nối giữa hai loại địa hình: Từ cao nguyên Nam Trường Sơn đến vùng đồng bằng Nam Bộ. Do đó rất giàu về tài nguyên đa dạng sinh học có hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng, hệ động vật rừng đặc trưng cho hệ sinh thái Đông Nam Bộ

Quyết định thành lập:  Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 01/CT ngày 13/01/1992 thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích Khu rừng cấm Nam Cát Tiên.

Ngày 16/02/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý với diện tích 73.878ha, trên cơ sở sát nhập VQG Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khu bảo tồn thiên Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước.
Ngày 10/11/2001, Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 499 của quốc tế.

Theo kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2006 của Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ, thì diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên hiện nay là 71.350ha

Toạ độ địa lý:  Từ 11 độ 20' đến 11 độ 50' vĩ độ bắc và từ 107 độ 09' đến 107 độ 35' kinh độ đông.

Quy mô diện tích:  73.878 ha (Phần thuộc tỉnh Đồng Nai: 38.100ha, Lâm Đồng: 30.635ha và Bình Phước: 5.143ha)

Mục tiêu, nhiệm vụ:  Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng trong vườn. Bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài động vật quý hiếm khác.

Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục phục vụ công tác bảo tồn Vườn quốc gia. Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư góp phần tạo công ăn việc làm, nân cao đời sống cộng đồng dân địa phương.

Cơ quan/cấp quản lý:  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Ban quản lý:  Đã được thành lập từ năm 1986. Hiện nay Vườn quốc gia Cát tiên có 175 cán bộ công nhân viên, trong đó có 109 Kiểm lâm, gốm 19 trạm kiển lâm, đội kiểm lâm cơ động, pháp chế và Ban lãnh đạo.

 

 

 
Một góc Vườn quốc gia Cát Tiên - Ảnh: Phùng Nguyễn Trí Lâm
 

Các giá trị đa dạng sinh học:  
Hệ thực vật:

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ, ...Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp ưu thế với các cây họ dầu Dipterocarpaceae rừng rụng lá nguyên sinh và thứ sinh, đất ngập nước với hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa bao gồn các loài Saccharum spontaneum, S. arundinaceum Neyraudia arundinacea và nhiều kiểu sinh cảnh thứ sinh khác. Vườn quốc gia Cát Tiên đã ghi nhận hơn 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 34 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như gỗ đỏ Afzelia xylocarpa, Cẩm lai Dalbergia oliveri, Cẩm lai vú Dalbergia mammosa, Dáng hương Pterocarpus macrocarpus... Trong những năm gần đây Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi các nhà nghiên cứu thực vật đã phát hiện và công bố hơn 20 loài thực vật mới.

Hệ động vật:

VQG Cát Tiên có hệ động vật đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới. Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Đến nay đã ghi nhận 77 loài thú, 318 loài chim và 58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 130 loài cá. Trong đó nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Voi châu Á Elephas maximus, Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus, Lợn rừng Sus scrofa, Bò tót Bos gaurus... Voọc và chân đen Pygathrix nigripes Vượn đen má hung Hylobates gabriellae   Cát Tiên có 3 loài chim đặc hữu:  Gà so cổ hung Arborophila davidi, Gà tiền mặt đỏ Polyplectron nycthemera  và Chích chạch xám Macronous kelleyi, nhiều loài chím nước rất hiếm như: Ngan cánh trắng Cairina scutulata, Già đẫy.. Trước đây Cát Tiên cũng là nơi trú nghụ của cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis, nhưng hiện toại loài này gần như đã tuyệt chủng ngoài hoang dã. Vườn đang có kế hoạch khôi phục và bảo tồn cá sấu.

Trong thời gian kế từ năm 2009 đến 2015, cá cnhàn ghiên cứu bò sát, lưỡng cư đã phá thiện và công bố 10 loài mới ở Vườn quốc gia cát tiên như: Thằn lằn ngón cát tiên Cyrtodactylus cattienensis, Rắn lục mắt đỏ  Cryptelytrops rubeus, Nhông bachae Calotes bachae, Ễhn ương đông dương Kaloula indochinensis, Loài ếch cây Helen Rhacophorus helenae,

Nhóm
Số Bộ
Số Họ
Số Loài

Thú

12

38

113

Chim

18

64

351

Bò sát

4

17

109

Lưỡng cư

2

6

41

Côn trùng

10

68

756

9

29

159

Tổng số

55

222

1.529

Các dự án có liên quan:  Đã có nhiều dự án trong nước và quốc tế thực hiện ở Cát Tiên trong những năm gần đây: Chương trình nghiên cứu loài tê giác, Chương trình phục hồi cá sấu nước ngọt, Hợp tác với tổ chức Birdlife International điều tra chim năm 1997. Năm 2000 Dự án bảo tồn Vườn quốc gia đã tiến hành kiểm kê, đánh giá các quần thể chim, thú móng guốc, linh trưởng. Chương trình xây dựng vườn thực vật (1999-2005). Đặc biệt hiện vẫn đang triển khai dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên do WWF tiến hành với sự trợ giúp tài chính của Chính phủ Hà Lan..

 

 

 
Xoài cánh - Swintonia floribunda - Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

Dân số trong vùng: Vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên có 9 cụm dân cư. Ở Khu Cát Lộc tỉnh Lâm đồng có 3 xã với khoảng 650 hộ, Khu tây Cát Tiên giáp Bình Phước có khoảng 1.110 nhân khẩu thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Dao di cư tự do, Khu Nam Cát Tiên có khoảng 298 hộ người dân tộc S'tiêng và 38 hộ người kinh. Tổng số 32 xã, thị trấn của 8 huyện của 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng có khoảng 17 vạn dân.

Hoạt động du lịch:  Vườn quốc gia Cát tiên có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học hết sức phong phú đặc trưng cho kiểu rừng miền đông Nam Bộ. Ngoài ra Cát Tiên còn có các giá trị về văn hoá - lịch sử với di chỉ nền văn hoá Ốc Eo, là căn cứ địa cách mạng trong đầu tranh chống Mỹ. Môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên thanh bình, người dân mến khác. Với đội ngũ hướng dẫn nhiệt tình có kiến thức về chuyên môn là những điểm hấp dẫn khách  du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt với nhiều kiểu hình, tuyến và điểm du lịch sinh thái như: Quan sát chim, xem thú ban đêm, du thuyền trên sông Đồng Nai, du lịch mạo hiểm vv...

 

 

 
 
 
 
 
 

Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên Việt Nam

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này