Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GHI NHẬN MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN Ở VIỆT NAM

Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ – Viện sinh thái tài nguyên sinh vật

 

Trong Sách Đỏ Việt Nam, Phần Động vật, xuất bản năm 2000 đã giới thiệu 9 loài côn trùng quý hiếm, bị đe doạ cần được bảo vệ; trong đó không có mặt côn trùng cánh cứng [2]. Trong Danh mục động vật hoang dã quý hiếm, ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP đã công bố các loài côn trùng thuộc nhóm II B - hạn chế khai thác và sử dụng; gồm  các loài b­ướm thuộc tổng họ Papilionoidea, các loài Cánh cứng Cặp kìm thuộc họ Lucanidae, 1 loài Bọ lá, 1 loài Cà cuống và 3 loài Cánh cứng khác [9]. Đó là những tài liệu chính thức liên quan tới côn trùng có giá trị bảo tồn ở Việt Nam cho đến nay. Sách Đỏ Việt Nam (Tu chỉnh), dự kiến sẽ xuất bản trong thới gian tới, đề xuất 22 loài côn trùng, trong đó dự định bổ xung và l­ược bỏ một số loài.
ở các tài liệu đã dẫn vẫn còn một số sai sót về danh pháp cũng nh­ư thiếu sót về thành phần loài côn trùng có giá trị. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu mới nhất nhằm bổ xung dẫn liệu cho một số taxon như giống Bọ hung ba sừng Chalcosoma (Coleoptera, Scarabaeidae) và giống Cua bay Cheirotonus (Coleoptera, Scarabaeidae) ở Việt Nam.


Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu phân loại được tiến hành dựa trên các mẫu vật l­ưu giữ tại Phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Riêng mẫu vật loài Cheirotonus gestroi lưu giữ ở Viện Động vật học St. Peterburg
Kết quả nghiên cứu:
1. Giống Bọ hung ba sừng Chalcosoma Hope, 1837
Giống Bọ hung ba sừng Chalcosoma thuộc tộc Dynastini, phân họ Bọ hung sừng dài Dynastinae, họ Bọ hung Scarabaeidae, bộ Côn trùng Cánh cứng Coleoptera. Tộc Dynastini gồm 13 giống trên thế giới, 9 giống phân bố ở Vùng Đông Ph­ương, trong đó có các giống rất quen thuộc và có ý nghĩa bảo tồn ở Việt Nam nh­ư Bọ hung năm sừng Eupatorus, Bọ hung sừng chữ Y Trypoxylus, Bọ hung hai sừng Xylotrupes.
Bọ hung ba sừng Chalcosoma là côn trùng cánh cứng có kích th­ước lớn nhất ở Đông Nam á; tại đây bắt gặp 3 loài: C. atlas, C. causasusC. moellenkampi. Bọ hung ba sừng con đực màu đen bóng, ánh xanh với 3 chiếc sừng lớn đặc tr­ưng, trong đó 2 sừng trên phát triển từ l­ưng ngực (sừng ngực) còn sừng d­ưới biến đổi từ phần đầu (sừng đầu); con cái không có sừng, màu ánh xanh rêu, l­ưng ngực và cánh không nhẵn bóng mà có nhiều nốt sần nhỏ.
Các loài C. atlasC. causasus ở con đực đều tồn tại song hành 2 dạng: con đực lớn và con đực nhỏ. Dạng con đực lớn có kích thước lớn hơn, sừng ngực và sừng đầu dài, sừng đầu không phân nhánh ở ngọn; ngược lại, dạng con đực nhỏ có kích th­ước nhỏ hơn hẳn, sừng ngực và sừng đầu ngắn, sừng đầu phân nhánh ở ngọn.
Trong bộ mẫu của chúng tôi đã xác định đ­ược 2 loài có mặt tại Việt Nam là C. atlasC. causasus. Chúng đ­ược phân biệt theo khoá định loại sau:

Khoá định loại các loài thuộc giống Chalcosoma
1(2) Con đực: sừng đầu có một gai sừng mọc dựng đứng ở quãng giữa, mặt lưng của sừng (ở dạng con đực lớn); trên pronotum, ở phía d­ưới của sừng ngực có vạt nốt sần; đốt đùi chân tr­ước phủ kín  các vết sần thô. (Hình 3; 4c, d)
C. causasus
2(1) Con đực: sừng đầu không có gai sừng nh­ư vậy; trên pronotum, ở phía dưới của sừng ngực không có vạt nốt sần;  đốt đùi chân tr­ước chỉ có vệt các vết sần nhỏ chạy dọc giữa đốt. (Hình 4a, b)
C. atlas

Chalcosoma causasus (Fabricius, 1801)
Tên gốc: Scarabaeus causasus Fabricius, 1801 (nơi thu mẫu chuẩn: Gia va)
Synonym:
Chalcosoma causasus forme causasus Fabricius, 1801.
Chalcosoma causasus forme janssensi Beck, 1937.
Phân bố: Inđônêxia; Malaixia; Malacca; Thái Lan và Việt Nam.
Mẫu vật nghiên cứu: Con đực dạng lớn: 2 mẫu Quảng Nam (Thị trấn Khâm Đức, Ph­ước Sơn), 350m, 27,31/7/2004; 1 mẫu Lâm Đồng (Đambri, Bảo Lộc), 700m, 2/5/2003; kích th­ước: 108-117mm. Con đực dạng nhỏ: 1 mẫu Quảng Nam (Thị trấn Khâm Đức, Ph­ước Sơn), 350m, 30/7/2004; kích th­ước: 79mm. Con cái: 3 mẫu Quảng Nam ((Thị trấn Khâm Đức, Ph­ước Sơn), 350m, 27,29,31/7/2004; 1 mẫu Quảng Nam (KBTTN Sông Thanh, Nam Giang) 400m, 29/4/2005; kích thước 53-62mm.
Nhận xét: Loài này có kích thước lớn nhất trong giống Chalcosoma. ở Việt Nam, trên các mẫu thu đ­ược thì kích thước tối đa đạt đ­ược của chúng cũng lớn hơn loài C. atlas. Theo điều tra của chúng tôi, loài này hiếm gặp hơn C. atlas. Loài C. causasus đã từng được Paulian (1945) ghi nhận ở Quảng Trị [7]; sau đó không có công bố nào khác ở Việt Nam. Khả năng phân bố của C. causasus ở Việt Nam chỉ ở Trung Bộ và Tây nguyên. Cả hai loài Bọ hung ba sừng với kích thước cơ thể rất lớn đều đòi hỏi nơi sống là rừng giàu, do vậy mối đe doạ suy giảm quần thể đối với chúng là nghiêm trọng.
Đề xuất phân hạng: EN

 

 

 

Hình 1: Con đực Chalcosoma causasus (Fabricius, 1801)

 


Chalcosoma atlas (Linnaeus, 1758)
Tên gốc: Scarabaeus atlas Linnaeus, 1758 (Nơi thu mẫu chuẩn: INDES)
Phân bố: ấn Độ; Nê pan; Malaixia; Inđônêxia; Phillipin; Thái Lan; Celebes và Việt Nam.
Mẫu vật nghiên cứu: Con đực dạng lớn: 2 mẫu Thừa Thiên Huế (A Roàng, A L­ưới), 700m, 23,24/7/2004; 1 mẫu Quảng Nam ((Thị trấn Khâm Đức, Ph­ước Sơn), 350m, 31/7/2004; kích thước: 85-89mm. Con đực dạng nhỏ: 2 mẫu Thừa Thiên Huế (A Roàng, A Lưới), 700m, 20,22/7/2004; 5 mẫu Quảng Nam ((Thị trấn Khâm Đức, Ph­ước Sơn), 350m, 28/7/2004 và 1,2/5/2005; 1 mẫu Quảng Nam (KBTTN Sông Thanh, Nam Giang), 400m, 29/4/2005; 1 mẫu Quảng Nam (Phước Mỹ, Phước Sơn), 750m, 2/5/2005; 1 mẫu Gia Lai (KBTTN Kon Cha Răng, K Bang), 850m, 30/7/2004; kích thước: 49,5-71mm.  Con cái: 8 mẫu Quảng Nam ((Thị trấn Khâm Đức, Ph­ước Sơn), 350m, 28-30/7/2004 và 1,2/5/2005; 2 mẫu Quảng Nam (Phước Mỹ, Phước Sơn) 750m, 2/5/2005; 1 mẫu Quảng Nam (KBTTN Sông Thanh, Nam Giang) 400m, 29/4/2005; 3 mẫu Thừa Thiên Huế (A Roàng, A Lưới), 700m, 20,22/7/2004; 1 mẫu Kon Tum (Đăk Mun, Đăk Glei), 1100m, 29/7/2004; kích th­ước 46,5-58mm
Nhận xét: Loài C. atlas đã đ­ược Paulian (1945) ghi nhận ở Trung Bộ và Nam Bộ [7]. Theo chúng tôi, hiện nay loài này chỉ có thể bắt gặp ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đề xuất phân hạng: EN

 

 

 

Hình 2: Đầu con đực dạng lớn (b, d) và dạng nhỏ (a, c) của các loài giống Bọ hung 3 sừng Chalcosoma; 2a,b: C. atlas; 2c,d: C. causasus

 

2. Giống Cua bay Cheirotonus Hope, 1840
Giống Cua bay Cheirotonus thuộc phân họ Bọ hung chân dài Euchirinae, họ Bọ hung Scarabaeidae, bộ Côn trùng Cánh cứng Coleoptera. Phân họ Bọ hung chân dài đặc tr­ng bởi đôi chân trước phát triển rất dài và cong quặp vào trong, các vuốt của bàn chân có một gai móc phía trong. Phân họ này có 3 giống và phân bố tập trung ở Châu á và hầu hết các loài có kích th­ước lớn.
Giống Cua bay Cheirotonus gồm có 9 loài phân bố từ ấn Độ, Nê pan, Trung Quốc, Nhật Bản trở xuống tới Đông Nam á. Theo các tài liệu khác nhau [1,4,6,10] ở Việt Nam có mặt 4 loài là: Ch. battareli, Ch. jansoni, Ch. parryiCh. gestroi.
Trong bộ mẫu của chúng tôi đã xác định đ­ược 3 loài có mặt tại Việt Nam là Ch. battareli, Ch. jansoniCh. parryi. Riêng loài  Ch. gestroi chúng tôi chưa thu được mẫu, mà sử dụng mẫu vật của Đoàn công tác Viện Động vật học St. Peterburg - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, mới thu được ở Kon Tum (Măng Cành, Kon Plông) ngày 3,6/4/2005. Mặt khác, xuất xứ ghi nhận sự có mặt của loài này ở Việt Nam là điều cần l­ưu ý. Năm 1913, Pouillaude công bố một loài mới cho khoa học từ mẫu vật thu đ­ược ở Kon Tum và đặt tên là Cheirotonus corompti; sau này Young (1989) khi tu chỉnh giống Cheirotonus cho rằng loài Ch. corompti là synonym của loài Ch. gestroi [10]. Theo đó, các công trình tiếp theo đều ghi nhận loài Ch. gestroi phân bố ở Việt Nam (Kon Tum), mặc dù chưa có một mẫu vật nào thu được thêm [1,4,6]; trừ Marquet (1992) vẫn giữ tên Ch. corompti cho loài thu được ở Kontum [5]. Thông qua vật mẫu thu được lần này, chúng tôi khẳng định loài Ch. gestroi có mặt ở Kon Tum.
Trong Danh mục động vật hoang dã quý hiếm, ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP đề cập tới một loài cua bay là Cheirotonus macleayi Hope [9]; đây là danh pháp đã rất cũ, là loài chuẩn của giống Cheirotonus; nay loài Cheirotonus macleayi Hope được xác định là chỉ phân bố ở ấn Độ, Butan và Nê pan [1,4,6,10].
Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng khoá phân biệt 4 loài có mặt ở Việt Nam như sau:

Khoá định loại các loài thuộc giống Cheirotonus
1(4) Gai ngọn của đốt ống chân trước con đực dạng sừng, đầu cắt cụt; giữa đốt đùi chân trước có gai nhọn hoặc gai tù. Đốt bụng cuối của con cái chỉ có lông tập trung ở phần mút đuôi. Cánh đồng màu xanh đen hoặc có các sọc chấm màu vàng.
2(3) Cánh màu xanh ánh đen, không có các sọc đốm vệt; mép cánh có viền vàng rõ ở cả con đực và con cái. Gai giữa đốt đùi chân trước con đực tù đầu. (Hình 6a, b)
Ch. jansoni
3(2)  Cánh có các sọc đốm màu vàng da cam tới rỉ sắt; mép cánh có viền vàng không rõ, với  nhiều đốm vệt xanh đen ở con đực và con cái. Gai giữa đốt đùi chân trước con đực nhọn đầu. (Hình 6c, d)
Ch. parryi
4(1) Gai ngọn của đốt ống chân trước con đực dạng lưỡi mác, đầu nhọn; giữa đốt đùi chân trước nổi lên u lồi, trên đó mang răng cưa. Đốt bụng cuối của con cái  phủ kín lông, trừ mút đuôi. Cánh có các sọc đốm màu vàng da cam tới rỉ sắt.
5(6) Gai lưỡi mác ở ngọn đốt ống chân trước con đực nhỏ hơn; hàng gai ở mép ngoài đốt ống chân trước to và nhọn hơn. Răng cưa trên u lồi giữa đốt đùi chân trước không tạo đế. Các vết sần trên pronotum nhỏ hơn. (Hình 5; 6e, f)
Ch. battareli
6(5) Gai lưỡi mác ở ngọn đốt ống chân trước con đực lớn hơn; hàng gai ở mép ngoài đốt ống chân trước nhỏ hơn. Răng cưa trên u lồi giữa đốt đùi chân trước nằm trên đế. Các vết sần trên pronotum lớn và sâu hơn. (Hình 6g, h)
Ch. gestroi

1. Cheirotonus battareli Pouillaude, 1913
Synonym:
Cheirotonus macleayi battareli Pouillaude, 1913 (Nơi thu vật mẫu chuẩn: Tonkin, Bao lac)
Tên Việt Nam: Cua bay hoa Việt Nam.
Phân bố: Việt Nam
Mẫu vật nghiên cứu: Con đực: 1 mẫu Lai Châu (Thị trấn Sa Pa), 1500m, 4/10/2004; 2 mẫu Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), 1300m, 18,20/5/2002; kích th­ước 55,0-59,5mm; Con cái: 2 mẫu Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), 1300m, 18,20/5/2002; kích th­ước 50,0-51,5mm.
Nhận xét: Loài này phân bố ở vài điểm rừng núi phía Bắc Việt Nam và được mô tả là loài mới cho khoa học năm 1913 từ mẫu vật thu được ở Cao Bằng (Bảo Lạc) [7]. Về hình thái Ch. battareli rất giống với Ch. gestroi. Trước đây, Paulian (1945) đã định tên một số mẫu vật thu từ Xiêng Khoảng, Lào là Ch. battareli; nh­ng sau này các tác giả khác xác định lại các mẫu này là Ch. gestroi [1,4,6,10]. Nh­ vậy, loài Ch. battareli là loài đặc hữu chỉ gặp ở rừng núi phía Bắc Việt Nam, vì vậy chúng tôi gọi là Cua bay hoa Việt Nam để phân biệt với Cua bay hoa Ch. parryi và cua bay hoa Ch. gestroi. Cũng nh­ư các loài cua bay khác, Ch. battareli chỉ sống đ­ược ở các rừng giàu, nên mối đe doạ đối với chúng khi rừng bị tác động và nguy cơ săn bắt chúng là rất nghiêm trọng.
Đề xuất phân hạng: EN

 

 

 

Hình 3: Con đực loải Cheirotonus battareli Pouillaude, 1913

 


Cheirotonus jansoni (Jordan, 1898)
Tên gốc: Euchirus jansoni Jordan, 1898 (Nơi thu mẫu chuẩn: Trung Quốc)
Synonym:
Cheirotonus szetschuauns Medvedev, 1960 (Nơi thu mẫu chuẩn: Trung Quốc)
Propomacrus nankinensis Yu, 1936 (Nơi thu mẫu chuẩn: Trung Quốc)
Tên Việt Nam: Cua bay đen, Cua bay xanh.
Phân bố: Mianma; Trung Quốc và Việt Nam.
Mẫu vật nghiên cứu: Con đực: 1 mẫu Lai Châu (Thị trấn Sa Pa), 1500m, 4/20/2004; 1 mẫu Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), 1300m, 6/7/2003; 1 mẫu Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), 1000m, 9/1998; kích thước 62,5-67,5mm;  Con cái: 1 mẫu Lai Châu (Thị trấn Sa Pa), 1500m, 4/10/2004; kích thước 57,5mm.
Nhận xét: Loài này phân bố ở một số vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam; theo Bezdek (1996) thì Tam Đảo là giới hạn cực Nam của phân bố loài này trên đất liền (trừ Đảo Hải Nam, Trung Quốc) [1].
Đề xuất phân hạng: EN

Cheirotonus gestroi Pouillaude, 1913
Synonym:
Cheirotonus corompti Pouillaude, 1913  (Nơi thu mẫu chuẩn: Kon Tum, Việt   Nam; 14,23°N; 108°E)
Cheirotonus henrici Pouillaude, 1913  (Nơi thu mẫu chuẩn: Tse Kou)
Cheirotonus chiangdaoensis Minet, 1987 (Nơi thu mẫu chuẩn: Chiang Dao, Thái Lan)
Tên Việt Nam: Cua bay hoa Kontum
Phân bố: ấn Độ; Mianma; Thái Lan; Lào và Việt Nam.
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu đực, 1 mẫu cái Kon Tum (Măng Cành, Kon Plông), 1200m, 3,6/4/2005; 140 38’ 95,6’’ N; 108017’82,4’’ E
Nhận xét: Đây là lần thứ 2 loài này được ghi nhận dựa trên mẫu vật thu được ở Việt Nam (lần thứ nhất là công bố loài mới dưới danh pháp Ch. corompti). Cả hai lần thu mẫu đều ở Kon Tum; chưa phát hiện được từ địa điểm nào khác ở Việt Nam. Chúng tôi đặt tên Cua bay hoa Kon Tum để phân biệt với 2 loài cua bay hoa khác ở Việt Nam.

Đề xuất phân hạng: EN

 

 

 

Hình 4: Con cái Cheirotonus gestroi Pouillaude, 1913

 

 

Cheirotonus parryi Gray, 1840
Tên Việt Nam: Cua bay hoa Cát tiên
Phân bố: ấn Độ; Nê pan; Mianma; Thái Lan; Lào và Việt Nam.
Mẫu vật nghiên cứu: 1 mẫu cái Đồng Nai (VQG Cát Tiên), <300m, 5/7/2002; kích thước  55,0mm.
Nhận xét: Loài này lần đầu tiên đ­ược ghi nhận ở Việt Nam bởi Bezdek (1996) trên cơ sở 8 mẫu thu đ­ược ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai); theo ông, khác với các loài Cua bay khác ở Việt Nam, loài Ch. parryi phân bố ở vùng đất thấp [1]. Chúng tôi  l­ưu giữ được 1 mẫu cũng thu từ VQG Cát Tiên; qua trao đổi thông tin với TS Bezdek, chúng tôi khẳng định đó là mẫu vật của loài Ch. parryi. Như vậy, cho tới nay ở Việt Nam loài này mới chỉ bắt gặp tại Cát Tiên. Chúng tôi đặt tên Cua bay hoa Cát Tiên để phân biệt với 2 loài cua bay hoa khác ở Việt Nam.
Đề xuất phân hạng: EN

 

 

 

Hình 5: Chân trước con đực (a, c, e, g) và đốt bụng cuối con cái (b, d, f, h) các loài cua bay giống Cheirotonus; 4a, b: Ch. jansoni; 4c, d: Ch. parryi; 4e, f: Ch. battareli; 4g, h: Ch. gestroi

 

 

Tài liệu tham khảo

  • Bezdek A., K. Spitzer, 1996. Notes on distribution of Cheirotomus jansoni and Cheirotonus parryi (Coleoptera: Euchirinae) in Vietnam. Klapalekiana, 32(3-4): 135-136.
  • Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr­ường, 2000. Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 387-396.
  • Fujioka M., 1996. The specific name of the Cheirotonus species (Coleoptera, Scarabaeidae, Euchirinae) from the Malay Penisula. Elytra, 24: 173.
  • Marquet J., 1992. Essai sur les Euchiridae (Coleoptera, Scarabaeoidea). Bull. Ent. Tourangelle, 13(1-2): 1-7.
  • Mizunuma T., 1999. Giant beetles Euchirinae, Dinastinae. Endless Sci. Inform., Tokyo, 122 pp.
  • Paulian R., 1945. Faune de L’empire Francais. III. Coleopteres Scarabaeides de L’Indochine. Libr. Larose, Paris, 211 pp.
  • Pisuth Ek-Amuay, 2002.  Beetles of Thailand. Fascinating insects. Vol 1. Baan Lae Suan Books, Bangkok, 405 pp.
  • Văn phòng Chính phủ, 2002. Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP.
  • Young M., 1989. Euchirinae (Coleoptera: Scarabaeidae) of the world: distribution and taxonomy. Coleopt. Bull., 43: 205-236.
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này