Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dây giun
Tên Latin: Combretum indicum
Họ: Bàng Combretaceae
Bộ: Sim Myrtales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DÂY GIUN

DÂY GIUN

Combretum indicum (L.) DeFilipps, 1998

Quisqualis indica L., 1762

Kleinia quadricolor Crantz, 1766

Mekistus sinensis Lour. ex Gomes Mach., 1868

Họ: Bàng Combretaceae

Bộ: Sim Myrtales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây dây leo thân gỗ, có cành mảnh, mọc tựa vào cây khác. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục, dài 5 - 13 cm, rộng 2 - 6 cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay hơi lõm. Cành non và lá có lông mịn. Cụm hoa chùm mọc ở đầu cành. Đài hình ống dài, phía trên chia 5 thuỳ. Tràng có 5 cánh hoa, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành hồng rồi đỏ. Nhị 10, đính thành 2 vòng. Bầu dưới 1 ô. Quả dài 35 mm, dày cỡ 20 mm, có 5 cạnh lồi theo chiều dọc, khi chín có màu nâu sậm, chỉ chứa một hạt.

Sinh học, sinh thái:

Cây rất dễ trồng bằng gieo hạt hay giâm cành. Thường hoa nở rộ vào mùa khô (các tỉnh phía Nam) và vào mùa hè (các tỉnh phía Bắc) sau đó cho quả. Sau khi phơi khô, bóc vỏ, lấy hạt ngâm vào nước ấm trong 6 giờ, rồi gieo vào đất xốp, ẩm. Sau 1 tháng, hạt sẽ nẩy mầm và sau 2 năm, cây đã có hoa. Nếu giâm cành, thì chọn cành bánh tẻ, cắt 1 đoạn 20cm, ngâm vào nước lã khoảng 20 phút, sau đó cắm xuống đất nơi vườn ươm hay ngay chân hàng rào. Cây mọc khỏe, nẩy mầm tốt, và sau 1 năm đã có hoa. Hoa tháng 3 - 6, quả tháng 7 - 9.

Phân bố:

Trong nước: Cây vừa được trồng làm cây hàng rào, làm cảnh cho hoa đẹp và thơm, vừa trồng lấy quả, hạt làm thuốc. Cây còn mọc hoang dại nhiều ở các vùng trung du và miền núi nước ta.

Nước ngoài: Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Campuchia, Trung Quốc, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, Nepal, New Guinea, Lãnh thổ phía Bắc, Philippines, Queensland, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatra, Đài Loan, Tanzania, Thái Lan

Công dụng:

Dây giun có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh tỳ vị, tiêu tích trừ giun. Nhân dân thường dùng phần thân cứng đốt ra lất tro làm bánh nếp để trừ giun. Nhưng nếu dùng nhiều, niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị viêm sưng, đi ỉa lỏng. Hạt chứa 27% dầu mà thành phần có các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic và arachidic, phytosterol, muối kalium của acid quisqualic, trigonellin. Hoa chứa cyanidin mono - glucosid.

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dây giun

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này