Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chiền chiện núi họng trắng
Tên Latin: Prinia atrogularis
Họ: Chim chích Sylviidae
Bộ: Sẻ Passeriformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Nguyễn Minh Luyện  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHIỀN CHIỆN NÚI HỌNG TRẮNG

CHIỀN CHIỆN NÚI HỌNG TRẮNG

Prinia atrogularis (Anderson)

Suya superciliaris Anderson, 1871

Họ: Chim chích Sylviidae

Bộ: Sẻ Passeriformes

Chim trưởng thành:

Mặt lưng nâu hung vàng hơi phớt vàng lục, đỉnh đầu và gáy màu hơi thẫm hơn, mút đuôi màu hơi nhạt hơn. Lông cánh nâu viền hung nhạt. Trước mắt và lông quanh mắt nâu xám thẫm. Dải lông mày hẹp màu trắng kéo dài từ trán đến trên tai, Tai xám tro lẫn hung vàng. Cằm và họng trắng phớt vàng lục. Ngực xám có vạch và viền đen ở mỗi lông. Giữa bụng trắng hay trắng phớt vàng hung. Sườn, hai bên bụng và dưới đuôi hung vàng tươi.

Chim non có ngực phớt vàng tươi.

Mắt nâu xám nhạt. Mỏ trên nâu đen, mỏ dưới nâu hồng. Chân nâu hồng nhạt.

Kích thước:

Cánh: 44 - 52; đuôi: 92 - 120; giò: 22; mỏ: 11 - 12mm.

Phân bố:

Loài chiền chiện núi này phân bố ở Đông Ấn Độ, Miến Điện, TháI Lan, Nam Trung Quốc và Đông Dương.

Việt Nam loài này có ở hầu hết các vùng núi từ Bắc đến Nam. Chúng thường sống ở ven rừng và những chỗ có cây bụi lẫn cỏ và lau lách.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 2 trang 286.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chiền chiện núi họng trắng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này