Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Châu thụ
Tên Latin: Gaultheria fragantissima
Họ: Đỗ quyên Ericaceae
Bộ: Đỗ quyên Ericales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÂU THỤ

 

CHÂU THỤ

Gaultheria fragrantissima Wall. 1820.

Họ: Đỗ quyên Ericaceae

Bộ: Đỗ quyên Ericales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi nhỏ, cao 0,5 - 1,5m; phân cành nhiều, vỏ màu đỏ tía, nhẵn. Lá mọc so le, cuống rất ngắn; phiến lá hình bầu dục thuôn, đầu vuốt nhọn, dày, mặt trên lá láng bóng, mép lá khía răng cưa, 4 - 6 x 1,5 - 2,5cm; 4 - 5 đôi gân phụ. Cụm hoa dạng chùm, mọc ở kẽ lá gồm 5 - 10 hoa. Hoa hình lục lạc, màu vàng xanh, dài 4 - 5mm; Đài nhỏ. Nhị 10; bao phấn 2, có 2 sừng. Bầu nhỏ, có lông trắng. Quả mọng, hình cầu nhỏ, đường kính 4mm; khi chín màu tím đen, ăn được. Hạt nhiều, rất nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm Salicelat metyl..

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 8 - 10, quả tháng 10 - 12 (hoặc đến tháng 1 năm sau). Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt, tái sinh khoẻ sau khi bị chặt. Cây ưa sáng, ưa khí hậu mát ở vùng núi cao, thường mọc rải rác hay tập trung thành đám trên các đồi cây bụi thấp, xen lẫn với tế guột; đất bị rửa trôi nhiều, hơi chua, ở độ cao từ 1.500 - 1.700 m.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Sìn Hồ: thị trấn Sìn Hồ, Hồng Thu), Lào Cai (Sapa: Ô Quí Hồ, Tả Giàng Phình), Hà Giang (Đồng Văn: Phó Bảng, Phố Là, Sủng Là, Mèo Vạc: Mèo Vạc), Vĩnh Phúc, Quảng Nam (Trà My: Trà Linh), Kontum.

Thế giới: Nêpan, Trung Quốc.

Giá trị:

Cành và lá chứa nhiều tinh dầu có Salicelat metyl, có tác dụng làm nóng, sát khuẩn nên thường được dùng làm thuốc xoa bóp (cất tinh dầu làm dưới dạng dầu xoa) chống đau nhức xương khớp, giảm đau...

Tình trạng:

Mới chỉ thấy phân bố ở một vài điểm thuộc vùng núi cao, giáp biên giới phía bắc và ở núi Ngọc Linh (Trà Linh). Tổng diện tích nơi sống ước tính không quá 200 km2. Đã từng được chính thức khai thác để làm thuốc (ở Sìn Hồ) và thường xuyên thu hái sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Bị tàn phá để mở mang vùng canh tác; phân bố bị thu hẹp (Sìn Hồ - Lai Châu).

Phân hạng: VU B1+2b,c

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ nguyên vẹn vùng đồi mới được trồng Sa mộc, ở dưới có nhiều cây châu thụ mọc tương đối tập trung tại Phó Bảng (Hà Giang). Chú ý không chặt phá khi tu bổ rừng. Bước đầu đã thu thập về trồng với mục đích bảo tồn ngoại vi (Ex situ) tại trại thuốc Sapa (Viện Dược liệu) và vườn của Trung tâm Khoa học - Kỹ thuật giống cây trồng Phó Bảng (Hà Giang). Cây sinh trưởng, phát triển tốt.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 185.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Châu thụ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này