Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cẩu tích
Tên Latin: Cibotium barometz
Họ: Cẩu tích Dicksoniaceae
Bộ: Cẩu tích Dicksoniales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Trần Hợp  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CẨU TÍCH

Cibotium barometz (L.) J. Smith, 1842

Polypodium barometz L. 1753

Họ: Cẩu tích Dicksoniaceae

Bộ: Cẩu tích Dicksoniales

Mô tả:

Cây thuộc loại dương xỉ tạng, thường xanh, cao tới 3 m. Thân rễ to ngắn, mọc vùi sát mặt đất, hơi nạc, phủ dầy lông tơ màu vàng nâu óng ánh. Từ thân rễ mọc lên 1 - 5 lá to, lá kép lông chim 3 lần, nhỏ dần ở đỉnh, dài 1 - 2,5 m, cả phiến rộng đến 80cm. Cuống lá cứng, màu nâu đến nâu thẫm. Thùy lá cấp 3 hình răng thưa, mặt trên xanh, mặt dưới nhạt hơn, có 1 - 2 túi bào tử, màu nâu nhạt, nắp 2 mảnh.

Sinh học:

Mùa có bào tử tháng 10 - 1. Tái sinh bằng bào tử ra hàng năm, phát tán nơi lận cận. Nếu bị đào mất phần thân rễ già, phần non mang lá còn lại vẫn có thể tái sinh.

Nơi sống và sinh thái:

Mọc thành trứng đám lớn dọc hành lang ven suối ở rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới hay á nhiệt đới nuí cao, độ cao 800m trở lên (ở miền nam), 500 - 1500m (miền bắc). Đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng, ưa khí hậu ẩm mát, sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm.

Phân bố:

Việt Nam: các tỉnh miền núi: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Than Uyên), Cao Bằng (Quảng Hòa, Ba Bể), Bắc Thái (Đại Từ), Hoà Bình (Mai Châu, Đà Bắc), Thanh Hóa (Bá Thước), Nghệ An (Kỳ Sơn), Quảng Nam - Đà Nẵng (Trà My), Kontum (Đắc Tô: Đắc Kỳ), Lâm Đồng (Đà Lạt, thác Prenn, Trại Hầm, Bảo lộc, Lạc Dương).

Thế giới: Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia.

Giá trị:

Thân rễ làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, chữa đau lưng, dây thần kinh hông. Còn dùng làm thuốc chống viêm, khí hư và bệnh đi tiểu nhiều ở người già. Lông mao làm thuốc cầm máu vết đứt tay (kinh nghiệm dân gian). Thân rễ còn được dùng tạo dáng các con vật để làm cảnh.

Tình trạng:

Biết không chính xác. Trước đây trữ lượng nhiều, song do khai thác liên tục với khối lượng lớn (dùng trong nước và xuất khẩu), đồng thời nạn phá rừng đã làm thu hẹp vùng phân bố.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Chọn lọc khai thác những cây có thân rễ từ 1 kg trở lên, bảo vệ nguyên trạng những cá thể hiện có trong các vùng rừng cấm và vườn quốc gia (Ba Bể, Ba Vì...).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 419.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cẩu tích

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này