Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chòi mòi tía
Tên Latin: Antidesma bunius
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHÒI MÒI TÍA

CHÒI MÒI TÍA

Antidesma bunius (L.) Spreng., 1824

Antidesma stilago Forsyth f., 1794

Stilago bunius L., 1767

Sapium crassifolium Elmer, 1908

Antidesma andamanicum Hook.f., 1887

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây nhỡ cao 3 - 8 m, có các nhánh nhẵn. Lá hình trái xoan ngược, có khi thuôn, thon - tù hay hình tim ở gốc, tròn hay hơi nhọn ở chóp, có mũi cứng, rất nhẵn, bóng khi khô màu hung nâu, dài 6 - 15 cm, rộng 3 - 6 cm; cuống ngắn. Hoa thành bông đơn độc, to nhẵn, ở ngọn hay ở nách lá. Quả mọng, gần hình cầu, đỏ rồi đen, đường kính 6 - 10 mm, tận cùng bởi 4 đấu nhụy.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc phổ biến trên đồi núi bờ bụi ở nhiều nơi cho tới rừng rậm, ở vùng trung du và đồng bằng. Ra hoa quả vào mùa hè-thu, thường gặp quả vào tháng 7 - 9. Cây ưa sáng, ưa đất trung bình, thoát nước, ít chịu hạn. Tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Quả tháng 7 - 9.

Phân bố:

Trong nước: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, ra tới Côn Đảo.

Nước ngoài: Bangladesh, Borneo, Trung Quốc, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda, Malaysia, Maluku, Myanmar, New Guinea, Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.

Công dụng:

Quả ăn được. Gỗ màu trắng hồng, rắn, có thể dùng làm các nông cụ như cuốc, cào, thuổng. Dân gian dùng rễ chòi mòi tía trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau, có hòn cục và đàn ông cước khí thấp tê.

Ở Ấn Độ cũng như ở Indonesia, lá được dùng như là thuốc làm toát mồ hôi và điều trị đau giang mai và suy mòn; ở Ấn Độ lá còn được dùng trị nọc độc ở động vật. Ở Indonesia, người ta cho biết trong vỏ cây có một lượng nhỏ alcaloid độc.

Còn ở Trung Quốc, rễ, lá và quả được sử dụng làm thuốc; trong lá có chứa Friedelin, trong thân có Dammara - 20, 24 - dien 3b - ol, còn trong cây có nhiều loại vitamin như thiamin, riboflavin niacin (acid nicotinic). Người ta sử dụng rễ, lá, quả trị  ho họng khát, đòn ngã tổn thương và lở độc.

 

Mô tả loài: Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chòi mòi tía

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này