Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cơm cháy hooker
Tên Latin: Sambucus hookerii
Họ: Cơm cháy Caprifoliaceae
Bộ: Tục đoạn Dipsacales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CƠM CHÁY HOOKER

CƠM CHÁY HOOKER

Sambucus javanica Reinw. ex Blume, 1780

Phyteuma bipinnata Lour, 1790

Sambucus bipinnata Moench

Sambucus bipinnata Cham. & Schlechter.

Họ: Cơm cháy Caprifoliaceae

Bộ: Tục đoạn Dipsacale

Đặc điểm nhận dạng:

Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3 - 9 lá chét, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt. Cây ra hoa tháng 5 - 8, quả tháng 9 - 11.

Sinh học, sinh thái: 

Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe ở các khu rừng từ có độ cao trên 1000m trở lên. Loài này còn được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân.

Phân bố:

Việt Nam cây mọc ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng.

Công dụng:

Vị hơi đắng, tính ấm. Rễ chống co thắt và tiêu phù; thân và lá lợi tiểu, tiêu phù và giảm đau. Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp. Thân và lá trị viêm thận, phù thũng. Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc. Vào thời Tuệ Tĩnh, lá cây Cơm cháy đã được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ. Nay nhân dân thường dùng lá nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chung với giấm hay xào nóng đắp sưng vú. Quả và vỏ được dùng sắc uống với liều 12 - 20g để thông lợi đại và tiểu tiện, chữa kiết lỵ, táo bón và thấp thũng.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi – trang 342.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cơm cháy hooker

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này