Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá chim hoàng đế
Tên Latin: Pomacanthus imperator
Họ: Cá chim xanh Pomacanthidae
Bộ: Cá vược Perciformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ CHIM HOÀNG ĐẾ

CÁ CHIM HOÀNG ĐẾ

Pomacanthus imperator (Bloch, 1787)

Chaetodon nicobarensis Schneider, 1801

Pomacanthodes imperator (Bloch, 1787).

Họ: Cá chim xanh Pomacanthidae

Bộ: Cá vược Perciformes

Đặc điểm nhận dạng:

Thân cao, dẹp bên rõ rệt, chiều cao thân bằng 57 - 66% chiều dài thân (SL). Toàn thân có 18 - 21 đường vằn dọc màu vàng, ở mặt bụng các đường này gần song song với trục dọc thân, càng lên phía lưng các đường này càng ra sau càng hướng xiên lên trên lưng. Vây lưng màu vàng xám, vây đuôi màu vàng, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn màu xanh đen. Vùng mắt, dưới mắt và trên giữa hai mắt, phần ức, gốc và trên gốc vây ngực màu xanh đen đậm, má và mõm màu trắng. ở những cá thể non chiều dài dưới 8 - 12cm có màu tím đen với các đường vằn trắng và xanh xen kẽ nhau, ở đầu và phần trước thân các vằn dạng thẳng đứng, phần sau thân và đuôi vằn thành các vòng tròn, tâm vòng tròn ở gần bắp đuôi.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở các rìa ngoài của rạn san hô có độ phủ phong phú, thường gặp một cá thể hoặc từng đôi ở độ sâu 3 - 70m. có thể sống trong các bể nuôi tới 5 năm hoặc lâu hơn. Cá thể lớn nhất đạt tới 40cm.

Phân bố:

Trong nước: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Cù Lao Câu (Bình Thuận), Côn Đảo, vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa.

Thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc (Đài Loan). Haoai, Tân Đảo, Micronesia, Ôxtrâylia, Mađagaca, Hồng Hải, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan.

Giá trị:

rất hiếm. Chủ yếu là nuôi làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đẹp, có giá trị xuất khẩu cao.

Tình trạng:

Trước năm 1995, vẫn thường gặp ở các rạn san hô miền Trung và quần đảo Trường Sa. Những năm gần đây trở nên hiếm, ít gặp. Nguyên nhân có thể là do săn bắt tích cực để bán. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng chất nổ và hóa chất độc làm mất chỗ trú ẩn và ô nhiễm môi trường đã làm suy giảm nguồn lợi.

Phân hạng: VU A1d B2b+3c.

Biện pháp bảo vệ:

Phải được đưa vào danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Cấm đánh bắt và buôn bán loài cá này để bán cho các Aquarium.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá chim hoàng đế

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này