Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cầu gai đá
Tên Latin: Heterocentrotus mamillatus
Họ: Cầu gai Echinometridae
Bộ: Cầu gai Camarodonta 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CẦU GAI ĐÁ

CẦU GAI ĐÁ

Heterocentrotus mammillatus (Linnaeus, 1758)

Echinus mammillatus Linnaeus, 1758.

Họ: Cầu gai Echinometridae

Bộ: Cầu gai Echinoidea

Đặc điểm nhận dạng:

Vỏ hình trứng hơi dẹt. ở con trưởng thành, đường kính lớn của vỏ từ 45 - 55mm, đường kính nhỏ 20 - 26mm. Gai bậc I dài và to như ngón tay, càng gần vòng chu vi rộng nhất của vỏ Gai bậc I càng dài và to, gai dài nhất đến 75mm. Tiết diện ngang của Gai bậc I có hình tròn ở gần chân và hình tam giác ở gần chóp. ở phía bụng Gai bậc I dẹt và nhỏ hơn gai ở mặt lưng. Gai bậc II nhỏ, ngắn hơn Gai bậc I và cùn ở chóp. Khi sống, Gai có màu tím thẫm hoặc đỏ, màu đỏ rõ nhất ở chóp Gai và có những băng ngang màu trắng.

Sinh học, sinh thái:

Loài đơn tính, sinh sản vào mùa nước ấm; trứng thụ tinh trong nước biển và phân cắt thành ấu trùng trước khi thành con non bám vào đáy. Thức ăn của loài này rất đa dạng, chúng thường gặm tất cả trên bề mặt chất đáy nơi chúng đi qua, kể cả san hô. Chưa được nghiên cứu kỹ về sinh học ở loài này. Thường sống trong các kẹt đá hoặc san hô chết ở vùng triều và dưới triều.

Phân bố:

Trong nước: Ven bờ Phú Yên - Khánh Hoà và đảo Trường Sa.

Thế giới: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.

Giá trị:

Do có hình dáng đẹp như bông hoa nên được làm hàng mỹ nghệ. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của ngư dân thì Gai bậc I được làm thuốc hạ sốt cho trẻ em.

Tình trạng:

Trước năm 1990, ngư dân vùng ven biển Phú Yên - Khánh Hoà thường bắt bán cho các cửa hàng mỹ nghệ. Từ sau năm 1990, do khai thác bừa bãi nên số lượng giảm rõ rệt, hiện nay rất khó tìm gặp. Diện tích phân bố của loài này trước năm 1990 ước tính tới 7000km2. Hiện nay do khai thác bừa bãi cộng với môi trường sống bị lấn chiếm và ô nhiễm do xây dựng các công trình ven biển, nên diện tích bị thu hẹp còn không quá 4000km2, số lượng còn rất ít.

Phân hạng: VU A2d B2b,e+3b.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992 & 2000). Kiến nghị: cần hạn chế khai thác và chỉ khai thác ở kích cỡ trưởng thành và sau mùa sinh sản. Cấm khai thác san hô chết và hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cầu gai đá

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này