Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cú lợn lưng nâu
Tên Latin: Tyto cupensis pithecops
Họ: Cú lợn Tytonidae
Bộ: Cú Strigiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÚ LỢN LƯNG NÂU

CÚ LỢN LƯNG NÂU

Tyto capensis (Smith, 1834)

Strix capensis Smith, 1834

Họ: Cú lợn Tytonidae

Họ: Cú Strigiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Kích thước và hình dáng giống loài Cú lợn lưng xám (Tyto alba) thường gặp rất phổ biến ở nước ta. Chiều dài thân khoảng 35cm. Có đĩa mặt trắng, nhưng màu lông trên lưng nâu tối, đuôi trắng có vằn ngang tối.

Sinh học, sinh thái:

Sống định cư ở Việt Nam. Sinh cảnh vùng cư trú là đồng cỏ, như đã gặp tại một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổ làm đơn giản, trong lớp cỏ phủ mặt đất. Đẻ 4 - 6 trứng, mùa sinh sản kéo dài trong khoảng từ tháng 10-3 năm sau (79). Quan sát phần thức ăn để lại trên mặt đất, dưới các lùm cây có xương chuột.

Phân bố:

Đối với phân loài Tyto capensis chinensis.

Trong nước: Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện nay chỉ gặp ở Nam Bộ (các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp).

Thế giới: Nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông và Đảo Hải Nam), Lào, Cambodia.

Giá trị:

Loài hiếm cùng với sự tồn tại của các vùng đồng cỏ hoang hoá là nơi cư trú của chúng. Đây là loài chim có lợi cho nông nghiệp vì thức ăn chính của chúng là các loài chuột, nhất là chuột đồng.

Tình trạng:

Trước đây đã thu mẫu ở Vĩnh Phú (cũ), Lạng Sơn và Nam Bộ (108). Trong năm 1995-96 và 1999 đã quan sát thấy ở một số nơi thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài cú chuyên sống trên các vùng đồng cỏ hay đồng cỏ ngập nước theo mùa ở Nam Bộ. Diện tích đồng cỏ ngập nước theo mùa phổ biến trước đây ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở miền Trung và Bắc Bộ nhưng hiện nay hầu như không còn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp đe doạ sự tồn tại của loài. Mặt khác nguồn thức ăn của chúng là chuột, đang bị tiêu diệt bằng nhiều giải pháp, ăn xác chuột chết do bị nhiễm thuốc độc là nguy cơ đối với Cú vọ. Các cuộc điều tra đa dạng sinh học trong năm 1999 đã cho thấy số lượng Cú vọ lưng nâu ghi nhận được ở tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là quá thấp, chỉ một vài con (88).

Phân hạng: VU B1+2a,c,d D1

Biện pháp bảo vệ:

Thuộc nhóm IIB trong Nghị định 48/CP ngày 22/04/2002 của Chính phủ. Việc thiết lập các khu bảo vệ có diện tích đồng cỏ còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long để bảo vệ loài chim này cũng như các loài khác là hết sức cần thiết.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 281.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cú lợn lưng nâu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này