Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhái cóc đốm
Tên Latin: Kalophrynus interlineatus
Họ: Nhái bầu Microhylidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHÁI CÓC ĐỐM

NHÁI CÓC ĐỐM

Kalophrynus interlineatus (Blyth, 1855)

Họ: Nhái bầu Microhylidae

Bộ: Không đuôi Anura

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lưỡng cư có kích thước lớn trong họ nhái bầu, thân dài khoảng 35 - 55mm. Cơ thể hình tam giác, đầu nhỏ, mõm nhọn, da xù xì với những mụn cóc nhỏ li ti phân bố dày đều trên mặt lưng. Mặt lưng phẳng  hân cách rõ gới sườn bằng một đường gờ sắc cạnh. Trên lưng gần phía đùi có hai đốm màu đen lớn rất rõ và các đốm đen nhỏ khác rải rác trên lưng. Mõm nhọn; gờ mõm tù, vùng má gần phẳng, thẳng đứng; miệng hẹp, mõm dài hơn một chút so với mắt (SL 4,78 mm, ED 4,34 mm); mắt bé, con ngươi nằm ngang; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt, khoảng cách gian mắt rộng hơn so với mí mắt trên (IOD 4,85 mm, UEW 2,77 mm); màng nhĩ rõ, bằng 2/3 của đường kính mắt (TD 2,73 mm, ED 4,34 mm); gờ da trên màng nhĩ rõ; răng lá mía xếp xiên, gần chạm mép dưới lỗ mũi trong; lưới dài hẹp, tròn ở phía sau.

Ngón tay hoàn toàn tự do; ngón chân 1/4 có màng, mút các ngón tù; củ bàn trong và củ bàn ngoài tròn, kích thước tương đương; củ khớp dưới các ngón tay và ngón chân lồi, rõ; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm vai, khớp cổ-bàn chạm đến mắt. Thân có nhiều nốt sần, các nốt sần ở vùng mõm nhỏ, ở lưng, bụng và các chi lớn hơn. Thân màu nâu vàng, có các đốm sáng hơn dọc theo sườn từ sau mắt đến gốc đùi; màng nhĩ, vai và hai bên sườn màu nâu sẫm; cằm và họng sáng màu hơn. Có hai đốm đen sẫm ở phía lưng, phần tiếp giáp với bẹn; bụng màu trắng đục

Sinh học, sinh thái:

Loài này thường sống phổ biến ở trong rừng rậm còn tốt hay rừng thứ sinh ở các khu vực thấp vàchu1ng th ường xuất hiện vào những cơn mưa đầu mùa ở vùng miền Đông nam bộ để giao hô và sinh sản, sau đó không còn gặ chúng khi nước lên cao. Vào mùa giao phối khi đụng vào cơ thể thường tiêt ra một chấy nhày màu vàng rât dính. Thức ăn của loài này là các loài côn trùng nhỏ như kiến, mối. Mùa sinh sản từ tháng 3-5 hàng năm , chúng đẻ trứng thành những đám nhỏ nổi trên các vũng nước đọng.

Phân bố:

Vệt Nam: loài này có vùng phân bố ở Cao Bằng, Ninh Bình, Đồng Nai, Bình Phước.

Thế giới: Cambodia; Trung Quốc; Hongkong; Lào; Myanmar; Thailand.

 

Mô tả loài: Phạm thế Cường, Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Thiên Tạo, Nguyễn Quảng Trường.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhái cóc đốm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này