Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mực nang vân hồ
Tên Latin: Sepia pharaonis
Họ: Mực nang Sepiidae
Bộ: Mực nang Sepiida 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    MỰC NANG VÂN HỔ

MỰC NANG VÂN HỔ

Sepia pharaonis Ehrenberg, 1831

Sepia tigris Sasaki, 1929

Sepia formosana Berry, 1922

Họ: Mực nang Sepiidae

Bộ: Mực nang Sepiida

Đặc điểm nhận dạng:

Cơ thể hình trứng, con cái lớn nhất dài 430mm, con đực dài330mm.Váy rộng và đều từ vành áo đến cuối thân. Mặt lưng có vân ngang dạng sóng. Hai bên mép lưng không có nếp gấp mà có các vết nâu. Tay không có góc cạnh, tương đối dài và thon. Công thức tay 4 - 3 - 2 - 1. Đĩa hút nhỏ dần từ gốc đến mút tay. Tay xúc giác dài hơn cơ thể, cuống tay dẹp, bông xúc giác lớn. Đĩa hút tay xúc giác không đều. Có 3 - 5 đĩa hút lớn ở hai hàng giữa. Tất cả các vòng sừng đều không có răng. Mặt lưng phần thân có nhiều vân hình gợn sóng giống da hổ, nên gọi là mực nang vân hổ.

Sinh học, sinh thái:

Loài ăn tạp, chủ động bắt mồi, có khả năng thay đổi màu sắc của da. Vào mùa sinh sản, mực mẹ vào các vùng ven bờ, đẻ trứng dính vào rong vỏ ốc hoặc các vật bám khác. Đây là loài sống ở biển khơi bình thường độ sâu 40m có khi xuống đến 110m.

Phân bố:

Trong nước: Vịnh Bắc Bộ, Khánh Hoà, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thế giới: Biến Đỏ, Biến ả rập, Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia.

Giá trị:

Có giá trị khoa học và thực phẩm, thịt ngon, có giá trị xuất khẩu cao và rất được ưa dùng

Tình trạng:

Phân bố rộng, là đối tượng có giá trị kinh tế cao, nên bị đánh bắt rất mạnh. Tốc độ biến đổi đã xác định được trong 10, 5 năm gần đây hoặc 3 thế hệ cuối khoảng gần 20%.

Phân hạng: VU A1d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 1992. Cần quy định kích thước và mùa vụ khai thác. Cần nghiên cứu sâu về sinh học và sinh thái để khai thác bền vững.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mực nang vân hồ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này