Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Mòng bể đầu nâu
Tên Latin: Larus brunnicephalus
Họ: Mòng biển Laridae
Bộ: Mòng biển Lariformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

MÒNG BỂ ĐẦU NÂU

Larus brunnicephalus Jerdon, 1840

Họ: Mòng biển Laridae

Bộ: Mòng biển Lariformes

Chim trưởng thành:

Bộ lông mủa hè. Rất giống với loài trên nhưng màu nâu ở đầu nhạt hơn, mép dưới của phần nâu này tạo thành một vòng thẫm hơn ở phía trên cổ. Lông cánh sơ cấp 1 và 2 đen với điểm trắng nhỏ ở gốc và một điểm khác lớn hơn ở mút lông, lông thứ ba đen với một vạch trắng. Lông Cánh sơ cấp cuối cùng xám với mút lông đen. Mắt nâu đỏ hay vàng nâu. Mỏ, mí mắt, mép mỏ và Chân đỏ.

Bộ lông mùa đông. Màu nâu ở đầu biến mất. Chim non. Giống chim non của Larus ridibundus nhưng cảc lông cánh sơ cấp nâu đen. Da trần ở mắt, mỏ và chân vàng hay vàng cam.

Kích thước:

Cánh: 330 - 340; đuôi: 139 - 159; giò: 49 - 55; mỏ: 37 - 45mm.

Phân bố:

Loài này làm tổ ở đông Tây tạng; mùa đông di cư vê miền Nam.

ỏ Việt Nam thường, gặp mòng bể đầu nâu ở các cửa biển và sông lớn ở Nam bộ.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 393.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Mòng bể đầu nâu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này