Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Có ngạn
Tên Latin: Scirpus kimsonensis
Họ: Cói Cyperaceae
Bộ: Cói Cyperales 
Lớp (nhóm): Cây thân rỗng  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CỎ NGẠN

CỎ NGẠN

Scirpus kimsonensis K. Khoi, 1996

Họ: Cói Cyperaceae

Bộ: Cói Cyperales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ nhiều năm, có thân rễ nằm sâu trong đất bùn tới 50 cm, có củ nhỏ, cứng rắn với vỏ màu nâu xám và thịt chứa tinh bột màu trắng, vị mát. Thân 3 cạnh, cao tới 1 m, rộng 1,7 - 2,5 mm. Lá 3 - 4, xếp 3 hàng từ gốc thân, hình lá lúa, bằng hay dài hơn thân.Cụm hoa chỉ có 1 bông chét đơn độc (không bao giờ nhiều hơn), nằm ở bên thân; lá bắc tổng bao hình giùi giống phần nối tiếp của thân, dài 25 - 30 cm. Bông chét hình bầu dục hay hình trứng, dài 2 - 2,5 cm, rộng 8 - 9 mm, đầu nhọn nhiều hoa; vảy hình bầu dục, dài 8 mm, rộng 4 mm, đỉnh có mũi nhọn cong, đáy tròn, màu vàng nhạt, ở giữa màu nâu nhạt với nhiều vạch màu nâu, mép có lông. Bao hoa 3 - 5 mảnh, có lông hướng xuống. Nhị 3. Quả hình bầu dục rộng, dẹp, 2 mặt phẳng - lồi, dài 4,5 - 4,7 mm, rộng 3,3 - 3,5 mm, bề mặt hình tổ ong, màu nâu đen; vòi nhuỵ dài 6 - 7 mm; đầu nhụy 2.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa quả tháng 6 - 9. Mọc thành đám nhỏ hay lớn; chỉ sống ở vùng ven biển ngập triều, có độ mặn trung bình. Cây tiên phong xuất hiện theo lớp đất bùn, hình thành ở vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng.

Phân bố:

Trong nước: Thái Bình (Tiền Hải), Nam Định (Xuân Thuỷ, Nghĩa Hưng), Ninh Bình (Kim Sơn).

Nước ngoài: Chưa biết.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm. Cỏ dùng để chăn nuôi vịt, chim; thân, lá cho bò ăn. Quần xã bảo vệ đất ven biển, có tác dụng chắn sóng, giữ đất phù sa vùng cửa sông.

Tình trạng:

Nhiều nơi do khai hoang lấp biển đ• làm mất môi trường sống, hiện nay chỉ tồn tại rất ít ở một điểm Kim Sơn

Phân hạng: EN B1+2a,b,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ diện tích loài Cỏ ngạn ở ven biển Kim Sơn và khôi phục ở các vùng Tiền Hải, Xuân Thuỷ, Nghĩa Hưng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 396.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Có ngạn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này