Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cây se
Tên Latin: Symphytum officinale
Họ: Vòi voi Boraginaceae
Bộ: Vòi voi Boraginales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÂY SE

CÂY SE

Symphytum officinale L., 1753

Họ: Vòi voi Boraginaceae

Bộ: Vòi voi Boraginales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 50 - 100cm, có lông lởm chởm. Lá mọc so le, hình trái xoan ngọn giáo, lượn sóng ở mép và thon hẹp thành cuống ở gốc. Hoa trắng, hồng hay tím, xếp thành chùm hình bò cạp nhiều hoa; đài 5 thùy; tràng hình chuông, có 5 thùy ngắn cong ra phía ngoài thành 5 phần phụ ở họng; 5 nhị thụt có bao phấn nhọn dài hơn chỉ nhị; bầu gồm 4 lá noãn. Quả bế tư có hạch nhẵn và bóng.

Sinh học, sinh thái:

Cây ưa đất mát, cò bóng che, gần nơi có nước. Nhân giống bằng tách bụi hay trồng bằng hạt trong vườn ươm; trồng trên đất sét - cát được che bóng. Ra hoa tháng 4 - 6.

Phân bố:

Loài thực vật thuộc họ vòi voi Boraginaceae này phân bố ở châu Âu; có nhập trồng ở vùng cao nước ta (Đà Lạt).

Công dụng:

Lá nấu chín ăn được. Người ta dùng cây sắc uống trong chữa: thổ huyết (ho ra máu), đái ra máu, băng huyết, viêm ruột, ỉa chảy, lỵ, trướng khí ruột kết, loét đường tiêu hóa, ung thư dạ dày. Dùng ngoài trị các vết thương mất trương lực, bỏng loét ở đùi, nứt nẻ da, nứt hậu môn, gãy và thương tổn xương. Lá có thể hơ nóng dùng đắp trị đau đầu và cuốn như thuốc lá để hút trị bệnh phổi.

Dùng uống trong, lấy 100 - 150g rễ cây cho vào một ít nước đun cho sôi và ngâm một đêm. Uống nước chiết này ngày 2 lần sau hai bữa ăn trưa, tối. Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi - Trần Hợp - trang 642.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cây se

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này