Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá cháy nam
Tên Latin: Tenualosa thibaudeani
Họ: Cá trích Clupeidae
Bộ: Cá trích Clupeiformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ CHÁY NAM

CÁ CHÁY NAM

Tenualosa thibaudeani (Durant, 1940)

Clupea (Alosa) thibaudeani Durant, 1940

Hilsa kanaguata Taki, 1974.

Họ: Cá trích Clupeidae

Bộ: Cá trích Clupeiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Cá cỡ nhỏ, thân hình thoi, dẹt bên. Miệng nằm ở đầu mõm, có vết lõm ở giữa hàm trên. Vùng đỉnh trán có da dày bao bọc. Mắt có mí mỡ. Mõm ngắn khoảng bằng đường kính mắt. Xương nắp mang rộng. Gai mang nhuyễn và dày số lượng trên 100 cái ở nửa dưới cung mang thứ nhất. Không có đường bên, vảy tròn dễ rụng. Rìa bụng dạng lưỡi hái, có khoảng 29 - 30 vảy gai cứng. Khởi điểm vây lưng nằm gần điểm giữa thân. Vây đuôi phân thuỳ và gần bằng chiều dài đầu. Lưng màu xanh lục, hai bên thân và bụng trắng bạc, các vây màu vàng nhạt. Có 8 - 9 đốm đen ở hai bên thân, các đốm ở phía gần đầu thẫm hơn.

Sinh học, sinh thái:

Cá thường sinh sống ở cửa sông, sông, hồ lớn, trên sông Mêkông lên đến Lào, Thái Lan, Cá sinh sản trong nước ngọt, ăn lọc phytoplankton và vi sinh vật. Cá lớn nhất dài 30cm.

Phân bố:

Trong nước: Miền Tây Nam Bộ: Sông Cửu Long từ cửa sông đến An Giang.

Thế giới: Lào, Thái Lan, Cămpuchia.

Giá trị:

Có giá trị thực phẩm. Thịt cá ngon, được ưa chuộng.

Tình trạng:

Trước 1975, cá đánh bắt được phổ biến ở sông Cửu Long trong thời kỳ di cư lên trung lưu sông Mêkông sinh sản. Cá bị đánh bắt quá mức và chất lượng nơi cư trú liên tục bị suy giảm. Qua sự suy giảm quần thể cho thấy sự tiêu diệt ngoài tự nhiên ít nhất 10% trong vòng 100 năm.

Phân hạng: VU A1d

Biện pháp bảo vệ:

Không đánh bắt cá con và cá bố mẹ trên đường di cư sinh sản và ở bãi đẻ của cá trong mùa sinh sản.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá cháy nam

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này