Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kẹp kìm sừng cong
Tên Latin: Rhaetulus speciosus
Họ: Kẹp kìm Lucanidae
Bộ: Cánh cứng Coleoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KẸP KÌM SỪNG CONG

KẸP KÌM SỪNG CONG

Rhaetulus speciosus Didier, 1925

Họ: Kẹp kìm Lucanidae

Bộ: Cánh cứng Coleoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loài bọ cánh cứng có kích thước trung bình, chiều dài thân tối đa được ghi nhận là: 64 mm. Con đực có đặc điểm cánh màu vàng rất đặc trưng, nên dễ nhận dạng, nhưng con cái thì khó bởi vì chúng khá giống với loài Hexarthrius vitalisi. Để có thể nhận dạng con cái của loài này chủ yếu dựa vào càng hoặc quan sát phía trước ngực chúng có dạng tròn, hay tua xúc giác hay những nét đặc trưng riêng khác với loài Vitalisi jutamat .

Sinh học, sinh thái:

Đây là loại ưa thích nhựa cây của các loại cây có tán lá rộng và thường bị thu hút vào nơi có ánh sáng đèn. Kẹp kìm Rhaetulus speciosus được các nhà nghiên cứu bọ cánh cứng phân loại  thành bốn phân loài khác nhau theo vùng Phân bố:

Gặp ở hầu khắp trong khu vực gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Miến Điện. Ở Việt Nam chúng xuất hiện từ tháng 6 cho đến tháng 8, nhiều nhất vào tháng 7 ở vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tình trạng:

Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp. Là loài không quý hiếm vì rất khó thu mẫu và hiếm gặp.

Biện pháp bảo vệ:

Loài cánh cứng có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.

 

Tài liệu dẫn: Những loài cánh cứng trên thế giới - Nagai Shinni- trang 92.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kẹp kìm sừng cong

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này