Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kẹp kìm sừng cong tam đảo
Tên Latin: Dorcus curviden tamdonensis
Họ: Kẹp kìm Lucanidae
Bộ: Cánh cứng Coleoptera 
Lớp (nhóm): Bọ cánh cứng  
       
 Hình: Nagai Shinni  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KẸP KÌM SỪNG CONG

KẸP KÌM SỪNG CONG TAM ĐẢO

Dorcus curvidens tamdonensis (Hope, 1840)

Họ: Kẹp kìm Lucanidae

Bộ: Cánh cứng Coleoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Bọ cánh cứng cỡ lớn, con đực cơ thể dài tới gần 80mm. là phân loài cũa Dorcus curvidens curvidens. Toàn thân màu đen tuyền, lông xúc biện miệng có màu vàng nâu. Sừng chẻ đôi từ đoạn giữa trông như gạc nai với đầu mút nhọn. Hai sừng chính cong đều về phía trước như hai vòng cung làm cho hình hài con vật rất cân đối, thon đẹp.

Sinh học, sinh thái:

Ấu trùng của chúng sống khoảng 3 năm, thường thấy chúng xuất hiện nhiều vào tháng 5 đến tháng 6. Loài này cũng có tập tính hướng sáng. Đây là tập tính chung của các loài bọ cánh cứng sống ở những vùng có độ cao lớn. Con đực nhỏ rất giống với bọ cánh cứng lớn Dorcus grandis nhưng rất khó phân biệt nếu không có hiểu biết sâu về loài này.

Phân bố:

Trong nước: Vĩnh Phúc (Tam Đảo).

Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ (Sikkim), Butan, Mianma, Bắc Thái Lan.

Tình trạng:

Trước năm 1990, số lượng cá thể của loài này còn nhiều. Từ năm 1990 đến nay đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ 20, loài này đã bị thu bắt ráo riết để buôn bán nên số lượng  còn rất ít và trở nên hiếm gặp.

Biện pháp bảo vệ:

Là loài cánh cứng to, đẹp, đã và đang bị săn lùng ráo riết để buôn bán với giá rất đắt. Mặc dù các vùng núi cao của nước ta hiện nay đều thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên thậm chí rừng cấm quốc gia nhưng chưa có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, và chưa chấm dứt được việc mua bán mẫu vật loài này, nên số lượng đang giảm sút mạnh. Cần tuyệt đối cấm thu thập, bẫy bắt loài côn trùng này để bảo tồn và phục hồi nguồn gen.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kẹp kìm sừng cong tam đảo

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này