Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cánh kiến đỏ
Tên Latin: Kerria lacca
Họ: Cánh kiến đỏ Laccifridae
Bộ: Cánh giống Homoptera 
Lớp (nhóm): Côn trùng khác  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÁNH KIẾN ĐỎ

Kerria lacca (Kerr, 1782)

Lacccifer lacca chinensis Mahdihassan, 1923

Họ: Cánh kiến đỏ Laccifridae

Bộ: Cánh giống Homoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Côn trùng có kích thước nhỏ, con đực dài khoảng 1,5 mm - 2 mm. Con cái thân dài 4,5 - 5 mm. Con đực có cánh hoặc không cánh (thường không cánh). Con cái không cánh, ấu trùng dạng cái thuyền, màu đỏ, kích thước khoảng 0,50 x 0,25 mm.

Sinh học, sinh thái:

Một con cái có thể sinh ra 300 - 1.000 trứng, đẻ trong vòng 4 - 12 ngày. Chỉ một thời gian ngắn sau khi nở ấu trùng bò ra khỏi phòng nhựa để tìm nơi định c­ lập tổ mới ở các cành cây nhỏ. Tỷ lệ đực cái trong một đàn thường là 1/3. Mật độ cư trú ở một tổ cánh kiến thường là 150 - 180 ấu trùng trên 1 cm2 của cành cây. Sau 1 tuần định c­a ấu trùng bắt đầu tiết nhựa. Nhựa được tiết ra từ các tuyến trên lớp kitin phủ thân ấu trùng, trừ vùng hậu môn và lỗ thờ là không có tuyến nhựa. Qua 3 lần lột xác ấu trùng trở thành con trưởng thành. Thời gian hoàn thành 3 lần lột xác dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cánh kiến đỏ phát triển được thì cần phải có 3 điều kiện chính: nhiệt độ, độ ẩm và cây chủ, có khoảng hơn 100 loài chủ của Cánh kiến đỏ, bao gồm cả cây trồng và cây dại. Cây chủ chính của cánh kiến ở nước ta là: Đậu thiều Cajanus cajan, Cọ phèn Protium serratum, Sung Ficus glomerata, Đề Ficus religiosa, Si Ficus glomerata, Táo ta Ziziphus mauritiana, Vải Nephelium litchi... Cánh kiến đỏ phát triển tốt ở độ cao 500 - 700m. Cánh kiến đỏ phát triển trong mùa khô tốt hơn trong mùa m­a và ở nước ta có hai loài sâu, bướm gây hại lớn cho nghề nuôi Cánh kiến đỏ là: Ban miêu khoang vàng lớn Mylabris phalerata Holeocera phulverea.

Phân bố:

Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Sông Bé, Tây Ninh và Đồng Nai, Đây là loài duy nhất thuộc bộ cánh giống Homoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Thế giới: Ấn Độ, các nước Đông nam Á và Trung Quốc.

Giá trị sử dụng:

Nhựa cánh kiến đỏ là nguyên liệu chính làm Sen-lắc, véc-ni đánh bóng đồ gỗ và dùng trong nhiều nghành công nghiệp điện tử. Vì nó là một loại cao phân tử có nhiều tính chất lý hóa đặc biệt nên được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Chất màu của Cánh kiến đỏ trước kia được sử dụng trong công nghiệp nhuộm, nay được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm và ngày càng được ưa chuộng (Lê Thị Phi, 1996). Là đặc sản và hàng có giá trị xuất khẩu của nước ta. Nuôi trồng Cánh kiến đỏ đúng kỹ thuật có thể dễ dàng cho thu hoạch bằng giá trị 25 - 45 tấn thóc trên 1 ha.

Tình trạng:

Sự phân bố Cánh kiến đỏ ở nước ta ngày càng bị thu hẹp vì rừng bị phá hủy. Nước ta là vùng phát triển nuôi Cánh kiến tốt, tuy vậy đến nay chưa được chú ý phát triển và bảo vệ nguồn gen. Mức đe dọa: Bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cần thiết lập cơ sở nhân nuôi và bảo vệ nguồn gen. Bảo vệ rừng tự nhiên. Trên cây trồng có Cánh kiến đỏ cư trú cần tránh dùng các thuốc trừ sâu có hại tới Cánh kiến.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam phần động vật - trang 389.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cánh kiến đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này