Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Giang bịu tím
Tên Latin: Gynocardia odorata
Họ: Mùng quân Flacourtiaceae
Bộ: Hoa tím Violales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GIANG TÍM BỊU

GIANG TÍM BỊU

Gynocardia odorata R. Br., 1820

Hydnocarpus odoratus (R.Br.) Lindl. ex Voigt, 1845

Chaulmoogra odorata Roxb., 1832

Chilmoria dodecandra Buch.- Ham., 1822

Gynocardia antisyphilitica Pierre ex Tschirch, 1923

Họ: Mùng quân Flacourtiaceae

Bộ: Hoa tím Violales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ thường xanh, thẳng, đẹp, cao 18 m, đường kính 30 cm. Vỏ dày 4 - 7 mm, màu nâu nhạt hoặc màu vàng nhạt. Lá hình thuôn, chất dai, chóp nhọn ngắn, gốc lá hình nêm rộng hoặc gần tròn; mép lá nguyên hơi uốn ngược; gân bên chỉ có 6 - 8 đôi; gân cấp 3 không rõ; cuống lá dài 1 - 1,5 cm. Hoa có hiện tượng mọc cụm trên mấu ở thân già, màu vàng nhạt, đường kính 3 - 4 cm. Lá đài dính hình chén, có 3 - 5 thùy dài ngắn không đều. Nhị nhiều, chỉ nhị có lông tơ. Bầu trên, có lông. Noãn 6 - 7. Quả mọng, hình cầu to, đường kính gần 10 cm, giống như quả các loại Đại phong tử (Hydnocarpus); cuống quả dài khoảng 2 cm, dai chắc. Vỏ quả ngoài dày, chắc. Đặc biệt quả thường mọc trên thân cây già từ gốc đến ngọn như loài Dâu gia đất (Baccaurea) - đặc điểm của rừng nhiệt đới. Hạt xếp lổn nhổn như các loại Đại phong tử nhưng số hạt ít hơn.

Sinh học, sinh thái:

Rải rác trong vùng rừng núi đá ẩm, hoặc bờ các khe suối, ở độ cao 1.000 - 1.100 m.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang ( Quản Bạ).

Nước ngoài: Ấn Độ, Bangladesh, Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Myanmar, Nepal, Thái Lan.

Giá trị:

Gỗ ít được sử dụng, nhưng quả là nguồn thức ăn cho khỉ. Là loài cây lá rộng, thích nghi ở vùng núi đá.

Tình trạng:

Phân bố hẹp, mới chỉ gặp ở 1 điểm tại Hà Giang, với số lượng cá thể không nhiều. Nạn phá rừng núi đá vôi hiện là nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài.

Phân hạng: EN B1+2a,b

Biện pháp bảo vệ:

Xác định lại điểm phân bố ở Hà Giang để khoanh vùng bảo vệ. Nghiên cứu nhân giống trồng thêm vào rừng núi đá vôi ở vùng cao.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 234.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Giang bịu tím

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này