Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dó đất đài rộng
Tên Latin: Balanophora latisepala
Họ: Dương đài Balanophoraceae
Bộ: Dương đài Balanophorales 
Lớp (nhóm): Cây ký sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DÓ ĐẤT ĐÀI RỘNG

DÓ ĐẤT ĐÀI RỘNG

Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte, 1915

Balaniella latisepala Tiegh., 1907

Balanophora sphaerica (Tiegh.) Lecomte, 1915

Balanophora thorelii Lecomte, 1915

Balanophora truncata Ridl., 1913

Họ: Dương Đài Balanophoraceae

Bộ: Dương Đài Balanophorales

Đặc điểm nhận dạng:

Loài thực vật không diệp lục, sống ký sinh, không thân, có củ cứng, mặt nhăn nhúm, có mụn hình sao. Cụm hoa cái hình đầu tròn, màu trắng nhạt, cuống rất ngắn. Hoa cái giữa các lá bắc hình dùi, lá bắc từ 3 - 6 chiếc, màu trắng. Cụm hoa đực cao 7 - 8 cm, hoa có cuống, nhị do 10 - 12 bao phấn.

Sinh học, sinh thái:

Thường ký sinh trên rễ của nhiều cây gỗ và dây leo như các loài thực vật họ Cỏ Poaceae và một số loài cây gỗ lớn như Bồ đề, Trôm, Đa, Si thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Không có diệp lục, thường ra hoa vào tháng 8 đến tháng 10 dưới các vách đá ẩm ướt, thiếu sáng.

Phân bố:

Trong nước: Gặp ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu ở các khu vực núi  như Bà Đen, Chứa Chan, núi Núi Dinh,  Minh Đạm thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Nước ngoài: Borneo, Campuchia, Lào, Malaya, Sumatera, Thái Lan.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm và độc đáo của loài thực vật ký sinh, không diệp lục này ở Việt Nam. Cần đưa vào giảng dạy cho học sinh sinh viên học tập và tìm hiểu thêm về sinh thái loài.

Tình trạng:

Loài hiếm trong tự nhiên, hiện nay chúng đang bị khai thác đến cạn kiệt cho nhu cầu làm thuốc và rất có thể một lần nữa những cá thể cuối cùng của loài thực vật ký sinh này sẽ tuyệt chủng bởi bàn tay con người chúng ta. Cần mau chóng đưa loài này vào sách đỏ Việt Nam. Không xâm hại, khai thác các cây còn sót lại ở các nơi phân bố. Nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học, nhằm đưa vào bảo tồn ngoại vi có hiệu quả.

 

Mô tả loài: Phùng mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dó đất đài rộng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này