Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Giổi găng
Tên Latin: Magnolia baillonii
Họ: Ngọc lan Magnoliaceae
Bộ: Ngọc lan Magnoliales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Trịnh ngọc Bon  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GIỔI GĂNG

GIỔI GĂNG

Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu, 1940

Magnolia baillonii Pierre, 1879

Talauma phellocarpa King, 1891

Michelia baillonii (Pierre) Fin. & Gagnep., 1906

Michelia phellocarpa (King) Fin. & Ganep., 1906

Aromadendron baillonii (Pierre) Craib, 1925

Họ: Ngọc lan Magnoliaceae

Bộ: Ngọc lan Magnoliales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thường xanh, cao trên 30 m, đường kính 1 - 2 m. Vỏ ngoài màu nâu xám, nứt dọc hay bong thành từng mảnh, thịt vỏ màu vàng nhạt, có sạn màu vàng sẫm, nhiều xơ, cành non màu xanh lục, có vết vòng lá kèm và lỗ bì màu xám nâu. Lá hình bầu dục hoặc hình mác, đỉnh có mũi tù hay hơi nhọn, gốc hình nêm hơi lệch, dài 9 - 20 cm, rộng 3 - 7 cm, lúc non 2 mặt lá phủ lông bạc, khi già mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới vẫn còn lông. Gân bên 12 - 20 đôi. Cuống lá dài 1,5 - 2 cm. Lá kèm dài 5 cm, rộng 3 - 7mm, sớm rụng. Hoa lưỡng tính mọc đơn độc ở nách lá, bao hoa 150 - 18, xếp 3 vòng, màu vàng xanh hay trắng, rất thơm, nhị 40 - 50 chỉ dẹt, trung đới kéo dài, 35 - 45 lá noãn, xếp xoắn gốc trên đỉnh đế hoa, phủ lông trắng bạc, vòi nhẵn. Quả đại, hình trụ rủ xuống đất, dài 10 cm, rộng 4 cm, gồm nhiều đại, có nhiều lỗ bì màu trắng xám. Mỗi đại mang 2 - 3 hạt hình tam giác, có thịt màu hồng bao bọc.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 7 - 9. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh cây lá rộng hoặc rừng hỗn giao với cây lá kim, ở độ cao 600 - 1.000 m.

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu (Bình Lư), Lào Cai (Sapa), Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Lao Bảo), Kontum (Ngọc Linh), Gia Lai (Chư Păh), Đắk Lắk, Lâm Đồng (Di Linh).

Nước ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia.

Giá trị:

Gỗ quý, có vân đẹp, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ, xẻ ván. Vỏ đắng, có khi dùng làm thuốc hạ nhiệt.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt. ở nhiều điểm cư trú như Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu), Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị (Lang - vieng - ap), Thừa Thiên - Huế (Lao Bảo) rừng đã bị chặt phá nặng nề. Tuy gặp ở nhiều nơi, nhưng số lượng cá thể trưởng thành tương đối ít. Thêm nữa, cây cho gỗ nên đã bị khai thác nhiều.

Phân hạng: VU A1a,c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt phá những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 274.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Giổi găng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này