CƠM NGUỘI
CƠM NGUỘI
Celtis
sinensis
Pers
Họ: Du
Ulmaceae
Bộ: Gai
Urticales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây rụng lá mùa khô, cao 15 - 30m, vỏ màu xám đen, hơi xù
xì. Tán lá xỏe rộng. Cành non có lông. Có nhiều lỗ bì tròn. Lá đơn, mọc cách,
dài 3 - 8cm, rộng 2 - 5cm, hình trứng hoặc hình trứng dẹt, mép lá nửa trên có
răng cưa, gốc lệch. Mặt dưới nách lá có càc gân bên có lông màu hung vàng, có 3
gân gốc. Cuống lá dài 0,6 - 1cm, lúc đầu có lông sau nhẵn. Cây tạp tính. Cụm hoa ở nách lá, gồm 1 - 5 hoa. Cánh đài 4
hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 4 dài hơn hoa. Chỉ nhị ngắn. Bầu có lông.
Vòi 2 hơi cong, 1 ô, 1 noãn. Quả hình cầu. đường kính 4 - 5mm, màu đen.
Sinh
học, sinh thái:
Cơm nguội là loài cây ưa sáng, gặp ở ven rừng ven
đường hoặc
trong rừng thưa. Cây được trồng trong công viên, đường phố Hà Nôi
sinh trưởng tốt. Hoa tháng 12 - 1. Quả tháng 8 - 9.
Phân bố:
Thế giới: Lào, Trung Quốc...
Việt Nam cây mọc rải rác ở trong các rừng thứ sinh ở các
tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hoà Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Công dụng:
Gỗ màu vàng nhạt, vòng năm không rõ, khá nhẹ, tỷ trọng
0,790, xấu thường hay bị mối mọt, chỉ dùng đóng đồ đạc thông thường. Vỏ có nhiều
sợi dùng để làm giấy, bông nhân tạo. Quả có dầu, vỏ quả dùng làm thuốc.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 758.