Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Phèn đen
Tên Latin: Phyllanthus reticulatus
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
   

PHÈN ĐEN

Phyllanthus reticulatus Poir., 1804

Anisonema reticulatum (Poir.) A.Juss., 1824

Cicca reticulata (Poir.) Kurz, 1877

Diasperus reticulatus (Poir.) Kuntze, 1891

Kirganelia reticulata (Poir.) Baill., 1858

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ, cao 2 - 4 m, cành màu đen nâu nhạt, lúc đầu có lông màu xám, sau nhẵn. Lá đơn, mọc cách, phiến hình trái xoan hoặc bầu dục, đáy và đỉnh tù hoặc hơi nhọn, mặt trên hơi sẫm hơn, lúc đầu có lông sau nhẵn; cuống rất ngắn; lá kèm hình tam giác hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, đơn độc hoặc chùm 2 - 4 hoa, mọc ở kẽ lá; hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị, 3 cái dính nhau và 2 cái rời nhau; hoa cái đài to hơn, bầu 6 - 12 ô, mỗi ô có 2 noãn. Quả hình cầu, màu đỏ, chín màu đen. Hạt nâu nhạt, có đốm. Mùa hoa quả: tháng 8 - 10.

Sinh học, sinh thái:

Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi ven đường, ven rừng. Có khi được trồng làm hàng rào. Cây ưa sáng, chịu ẩm và ưa đất tốt. tái sinh chồi mạnh. Ra hoa kết quả tháng 8 - 10.

Phân bố:

Trong nước: Cây mọc hầu khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam và lên đến độ cao 600m.

Nước ngoài: Bangladesh, Borneo, Campuchia, Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda, Malaysia, Maluku, Myanmar, Nansei-shoto, New Guinea, Đảo Nicobar, Pakistan, Philippines, Queensland, Đảo Santa Cruz, Đảo Solomon, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Đài Loan, Thái Lan.

Công dụng:

Rễ chứa octacosanol, taraxeryl acetat, friedelin, epifriedelinol, frieden-3β-ol, taraxeron, betulin, glochidonol được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích. Lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, còn dùng chữa bị thuốc độc mặt xám da vàng và rắn cắn. Vỏ thân dùng chữa lên đậu có mủ và tiểu tiện khó khăn. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng dịch lá làm viên với Long não và Màng tang... để trị lợi răng bị thương; dịch lá cũng được dùng trị ỉa chảy cho trẻ em.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích - Trần Hợp, Võ Văn Chi - trang 215.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Phèn đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này