Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ngân đằng
Tên Latin: Codonopsis celebica
Họ: Hoa chuông Campanulaceae
Bộ: Hoa chuông Campanulales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Nghiêm Đức Trọng  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NGÂN ĐẰNG

NGÂN ĐẰNG

Codonopsis celebica (Blume) Thuan, 1930.

Campanumoea celebica Blume, 1826.

Cyclocodon celebica (Blume) Miq. 1857

Codonopsis celebica (Blume) Thuan, 1969, comb. superfl.

Họ: Hoa chuông Campanulaceae

Bộ: Hoa chuông Campanulales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ, cao 0,5-1,0 m, có rễ củ, phân cành nhiều, cành thường có màu nâu tím nhạt, nhẵn. Lá có cuống ngắn, mọc đối; phiến lá hình thuôn dài, nhọn 2 đầu, đặc biệt phần chóp lá nhọn dài và hơi cong xuống; kích thước 4,5-10 x 2-3 cm; mép lá khía răng cưa nhọn; gân phụ 5-6 đôi, lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu phớt hồng, mọc ở kẽ lá; có cuống dài 1,5-2,5 cm, màu nâu tím nhạt. Lá bắc 2, hình chỉ. Lá đài 5 hình dải, mép khía răng sâu, dài 0,7-1cm. Tràng chia thành 5 (hoặc 6) thuỳ hình tam giác, dài 0,7-1cm; đường kính hoa 1,2-1,5 cm. Nhị 5, dính, gồm 5 ô (hoặc 6). Đầu nhuỵ 5(6). Quả gần hình cầu, mang đài và núm nhuỵ tồn tại; đường kính 1-1,5 cm; màu xanh, khi chín màu tím đen, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều. (ảnh 102).

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 8-9, quả tháng 9-11. Nhân giống tự nhiên bằng hạt. Chim và động vật gậm nhấm ăn quả chín cũng là tác nhân phát tán hạt. Cây bị chặt hoặc cắt cành phần gốc còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng; thường mọc ở ven rừng, gần nguồn nước, thuộc vùng rừng kín thường xanh ẩm, ở độ cao từ 800-1600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Hà Giang (Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Quảng Nam (Trà My), Kontum, Lâm Đồng.

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Niu Ghinê.

Giá trị:

Là nguồn gen tương đối hiếm đối với Việt Nam. Rễ củ dùng làm thuốc bổ và men rượu. Lá non làm rau ăn được.

Tình trạng:

các điểm phân bố đã phát hiện có số lượng cá thể ít. Mặc dù mới bị khai thác hạn chế, nhưng nạn phá rừng làm nương rẫy đã trực tiếp huỷ hoại môi trường sống của chúng.

Phân hạng: VU B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Có kế hoạch bảo vệ hai quần thể phụ của loài này ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và Hoàng Liên Sơn. Thu thập về trồng và nghiên cứu bảo tồn ngoại vi tại một số Vườn thuốc Sapa, Vườn quốc gia Tam Đảo (Viện Dược liệu).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 151.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ngân đằng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này