Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tiết căn
Tên Latin: Sarcostemma acidum
Họ: Thiên lý Asclepiadaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TIẾT CĂN

TIẾT CĂN

Sarcostemma acidum (Roxb.) Voigt, 1845.

Asclepias acida Roxb. 1832;

Sarcostemma brevistigma Wight & Arn. 1834.

Họ: Thiên lý Asclepiadaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây leo, thân màu xanh lục hay xám, nhẵn, có nhựa mủ trắng. Cây không lá (lá tiêu giảm). Cụm hoa xim ở tận cùng hay nách lá, 6-15 hoa. Cuống hoa 3-5 mm. Đài hình trứng, dài khoảng 1 mm, có lông. Tràng hình bánh xe, rộng, vặn phải, hoa màu trắng hay vàng nhạt, thuỳ tràng hình trứng, mác hay thuôn, cỡ 3x1 mm, nhẵn. Tràng phụ kép; tràng phụ ngoài hình vòng (nhẫn); tràng phụ trong có 5 vảy, phần trên dính ở chỉ nhị và gốc dính với tràng phụ ngoài. Chỉ nhị dính nhau; bao phấn 2 ô; hạt phấn tạo thành khối phấn và có sáp bao bên ngoài vách khối phấn; khối phấn treo. Đỉnh bầu thót lại thành dạng vòi nhụy. Quả đại dày, nhẵn, hình mác. Hạt hình trứng rộng, cỡ 3x2 mm; lông mào 2 cm.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 3-11. Mọc ở vùng rừng khô duyên hải.

Phân bố:

Trong nước: Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận.

Thế giới: Ấn Độ, Thái Lan.

Giá trị:

Đem cây S. acidum rải lên các cây Mía ở cánh đồng để đuổi kiến. Còn dùng làm thuốc gây nôn, trị ho và gây tiết sữa, chữa thương tích dao chém, chân tay tê liệt, phong thấp, hen suyễn, rắn cắn và bó gãy xương.

Tình trạng:

Loài có giá trị làm thuốc, nên dễ bị khai thác, vì vậy loài có thể bị đe doạ dẫn đến tuyệt chủng khi xâm phạm nơi cư trú của chúng.

Phân hạng: EN B1+2a.

Biện pháp bảo vệ:

Cần đưa ra biện pháp khai thác chúng làm thuốc một cách hợp lý. Bảo vệ triệt để ở rừng thuộc các nơi phân bố trên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần thực vật – trang 106.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tiết căn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này