Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kiền tím
Tên Latin: Campestigma purpurea
Họ: Thiên lý Asclepiadaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KIỀN TÍM

KIỀN TÍM

Campestigma purpureum Pierre ex Cost., 1912

Họ: Thiên lý Asclepiadaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây leo thân gỗ, có mủ trắng. Lá hình trứng rộng, gốc hình tim, đỉnh có mũi nhọn; phiến 6 - 13,3 x 4 - 9,5 cm; cuống lá 4,5 - 12 cm. Cụm hoa xim, mảnh, ở nách lá, dạng tán, gồm 5 - 7 hoa, dài đến 6 cm; cuống cụm hoa rất mảnh, nhẵn, dài 2 cm; nụ hình trứng. Hoa cao 6 - 7 mm, màu tím. Đài có thùy hình trứng, dài 2 mm, tròn, có lông ở mép; có 5 tuyến ở gốc. Tràng hình bánh xe; ống 4 - 7 mm; thùy lớn, thuôn, tròn hay tù ở đỉnh. Tràng phụ kép. Hạt phấn tạo thành khối phấn và có sáp bao ngoài vách khối phấn; cơ quan truyền phấn mang 2 khối phấn hướng lên. Quả gồm 2 đại, mỗi đại, cỡ 20 - 25 cm x 6 - 8 mm, nhẵn, có khía, đầu quả đính vào nhau tạo thành vòng tròn khép kín. Hạt có lông mào dài 3 cm.

Sinh học, sinh thái:

Ven rừng, ven đường đi hoặc các khu vực rừng thứ sinh sau nương rẫy và trảng trống trong rừng ở độ cao dưới 400 m.

Phân bố:

Trong nước: Bà Rịa - Vũng Tàu (núi Dinh), An Giang (Châu Đốc).

Nước ngoài: Lào.

Giá trị:

Nguồn gen cần bảo vệ vì đây là loài duy nhất của chi Campestigma.

Tình trạng:

Khu phân bố loài hẹp, chính vì vậy loài có thể bị tuyệt chủng khi xâm phạm khu phân bố của chúng.

Phân hạng: EN B1+2b.

Biện pháp bảo vệ:

Khoanh khu vực có loài để tránh xâm phạm khu cư trú của loài. Cần di thực một số cá thể loài về trồng ở vướn thực vật để bảo tồn nguồn gen. Tăng cường các biện pháp cấm chặt phá ở các khu vực rừng có loài này phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 99.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kiền tím

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này