Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan hài bắc
Tên Latin: Paphiopedilum henryanum
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales 
Lớp (nhóm): Lan đất  
       
 Hình: Chu xuân Cảnh  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LAN HÀI BẮC

LAN HÀI BẮC

Paphiopedilum henryanum Braem,1987

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Loài lan đất hay trên đá, thân ngắn. Lá 3 - 5 chiếc, dạng trái xoan thuôn, đỉnh có mũi ngắn, mặt trên màu xanh nhạt, nổi rõ gân, mặt dưới màu xanh nhạt, dài 8 - 12cm, rộng 4 - 5cm. Cụm hoa thẳng cao 18 - 22cm có 1 hoa. Hoa có đường kính 8 - 10cm, màu tím nhạt, có lông trắng. Cánh môi dạng túi hẹp cong, màu tím đậm. Cánh đài lớn có nhiều chấm màu tím không đều, cánh tràng trải rộng, mép răn reo màu lục nâu nhạt

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4. Tái sinh bằng hạt. Mọc rất rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ưu thế  và  mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng trên cao độ 600-650m trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Phân bố:

Trong nước: Loài mới được phát hiện ở vùng núi Bắc Việt Nam (Hà Giang), sát vùng biên giới Trung Quốc. Đây là loài đặc hữu Việt Nam, mới phát hiện năm 1998. 

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam. Là loài Hài rất quý mới được phát hiện, có hoa to, màu sắc sặc sỡ, lạ mắt và rất đẹp, rất được ưa chuộng ở các thị trường Lan nước ngoài. Tính đa dạng về màu sắc và hình dáng của cánh hoa bên và môi là điều hấp dẫn nhất đối với những người trồng và lai tạo Hài.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ mới phát hiện được ở một vùng núi rất nhỏ (thuộc loại hẹp nhất trong số các loài Hài gặp ở nước ta) và khó tái sinh, lại bị săn lùng để thu hái ồ ạt và triệt để đến cả cây còn rất nhỏ nhằm xuất khẩu lậu qua biên giới nên bị tuyệt chủng trong tự nhiên chỉ sau 6 năm từ khi được phát hiện, và 3 - 4 năm từ khi bị khai thác ồ ạt. Đây là một trong vài ví dụ điển hình của việc cây bị tuyệt chủng do tình trạng buôn bán lậu, vi phạm nghiêm trọng Công ước CITES.

 

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 169.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan hài bắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này