Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tô hạp vân nam
Tên Latin: Altingia yunnanensis
Họ: Sau sau Hamamelidaceae
Bộ: Sau sau Hamamelidales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TÔ HẠP VÂN NAM

TÔ HẠP VÂN NAM

Altingia yunnanensis Rehd. et Wils

Họ: Sau sau Hamamelidaceae

Bộ: Sau sau Hamamelidales

Mô tả:

Cây gỗ cao tới 40m, thân tròn, thẳng. Vỏ màu nâu xám, thịt vỏ trắng, có dầu thơm. Lá đơn, mọc cách, mép lá có răng cưa tù, hình bầu dục, hình trứng ngược, dạng bầu dục hoặc hình mũi mác, dài 6 - 10cm, rộng 1 - 6cm, vò lá có mùi thơm hắc. Đầu có mũi tù hoặc nhọn, gốc hình nêm hoặc hình nêm rộng; phiến lá dày, nhẵn bóng. Gân bên 5 - 8 đôi, cuống ngắn 0,5 - 1,2cm hoặc gần như không cuống.

Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực không có bao hoa. Hoa cái không cánh tràng. Quả gồm nhiều quả nang làm thành hình cầu, đường kính quả 1 - 1,5cm.

Phân bố:

Cây phân bố ở các tỉnh Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên), Phú Thọ (Vườn quốc gia Tam Đảo)...

Sinh thái:

Cây ưa sáng, tái sinh hạt ở nơi nhiều ánh sáng, độ rốc thấp, đất ẩn sâu; không thấy tái sinh chồi. Hoa tháng 12 - 1. Quả chín vào mùa thu năm sau.

Công dụng:

Gỗ cứng, có dác mỏng, lõi lớn, thớ mịn, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền. Nhựa thơm.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 390.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tô hạp vân nam

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này