Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thạch xương bồ lá to
Tên Latin: Acorus gramineus
Họ: Ráy Araceae
Bộ: Trạch tả Alismatales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẠCH XƯƠNG BỒ LÁ TO

THẠCH XƯƠNG BỒ LÁ TO

Acorus macrospadiceus (Yam.) F.N. Wei & Y.K. Li, 1985

Acorus gramineus var. macrospadiceus Yam., 1934

Họ: Thủy xương bồ Acoraceae

bộ: Thuỷ xương bồ Acorales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống nhiều năm. Thân rễ to, gồm nhiều đốt, phân nhánh, đường kính: 0,8 - 1,5 cm. Rễ chùm nhiều. Lá mọc so le, hình dải hay hình lưỡi gươm, có 1 gân chính ở giữa; dài 0,7 - 1,5 m, rộng 1,5 - 2 cm, đầu nhọn; gốc lá dạng bẹ. Cụm hoa hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, dài 4 - 6 cm; tù đầu; mo của cụm hoa kéo dài như lá. Hoa lưỡng tính, nhỏ, xếp theo hình xoắn ốc kép trên cuống của cụm hoa; bao hoa gồm 6 mảnh, màu xanh nhạt; nhị 6; đầu nhuỵ rất ngắn. Noãn 3 (hoặc 2). Quả mọng, nhỏ, mọc xít nhau như bắp ngô, khi chín màu đỏ cam. Toàn cây khi vò nát có mùi thơm đặc biệt.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4, quả tháng 4 - 7. Nhân giống tự nhiên bằng hạt. Cây đẻ nhánh khoẻ từ thân rễ, nên thường mọc thành đám khó phân biệt giữa các cá thể.Ưa sáng hoặc hơi chịu bóng, thường mọc trên đất lầy thụt, có nhiều bùn trong các ruộng nước ở cửa rừng hoặc bờ khe suối thuộc vùng núi, ở độ cao từ 300 - 900 m.

Phân bố:

Trong nước: Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Thái Nguyên (Đồng Hỷ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Bắc Giang (Sơn Động).

Nước ngoài: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc Bắc Trung Bộ, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Nội Mông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Philippines, Primorye, Thanh Hải, Đài Loan, Thái Lan, Tây Tạng.

Giá trị:

Nguồn gen tương đối hiếm ở Việt Nam. Thân rễ có nhiều tinh dầu; thường được dùng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp; làm nóng hoặc chống nôn.

Tình trạng:

Tổng diện tích nơi sống qua các điểm phân bố kể trên ước tính không quá 500 km2. Nơi sống dễ bị tàn phá để làm ruộng nước hay ao thả cá (Chiêm Hoá - Tuyên Quang). Điểm phân bố ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Sơn Động (Bắc Giang) đã bị mất. Thuộc diện bị đe doạ cao.

Phân hạng: EN B1+2 b,c

Biện pháp bảo vệ:

Cần có kế hoạch điều tra cụ thể, để nắm vững về phân bố và bảo vệ. Thu thập về trồng nhằm mục đích bảo tồn ngoại vi (Ex situ). Trồng ở ruộng nước - có bùn, bằng các nhánh con.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 369.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thạch xương bồ lá to

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này