Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Vẹt đen
Tên Latin: Bruguiera sexangula
Họ: Đước Rhizophoraceae
Bộ: Sim Myrtales 
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    VẸT ĐEN

VẸT ĐEN

Bruguiera sexangula (Lour.) Poir., 1861

Rhizophora sexangula Lour., 1790

Bruguiera eriopetala Wight & Arn., 1838

Rhizophora eriopetala (Wight & Arn.) Steud., 1841

Họ: Đước Rhizophoraceae

Bộ: Sim Myrtales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 30 - 25 m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt, rễ chống ít phát triển. Rễ thở khá phát triển. Lá đơn, mọc đối, tụm ở đầu cành, dày, cứng, nhẵn, hình thuôn, hẹp dần về 2 đầu, dài 8 - 12 cm, rộng 3 - 2,5 cm, gân bên 7 - 11 đôi. Cuống lá dài 1 - 3cm. Lá kèm màu lục nhạt, dài 3 - 4 cm, sớm rụng. Hoa màu vàng mọc đơn độc ở nách lá, cuống cong xuống. Cánh đài màu vàng hoặc xanh vành nâu hay đỏ nhạt, xẻ 9 - 12 thùy hình dải, gốc hình chuông. Cánh tràng xẻ đến giữa thành 2 thùy, đầu mỗi thùy thường có 3 lông. Nhị 10 - 12, bao phấn hình dải. Bầu 2 - 4 ô, đầu chia 3 - 4 nhánh. Quả mập mang đài tồn tại chứa 1 hạt, Trụ mầm hơi cong, có cạnh, phần cuối nhỏ dần.

Sinh học. sinh thái:

Cây mọc nhiều ở rừng ngập mặn, bờ biển Nam bộ và Trung bộ, nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều và đang bồi tụ. Cây ưa sáng, ít chịu hạn. Hoa quả quanh năm.

Phân bố:

Trong nước: Từ Bình Thuận, Đồng Nai cho đến Cà Mau.

Nước ngoài: Bangladesh, Quần đảo Bismarck, Borneo, Campuchia, Hải Nam, Ấn Độ, Jawa, Đảo Sunda, Malaya, Maluku, Myanmar, New Guinea, Philippines, Queensland, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng thông thường, làm trụ mỏ. Vỏ có tanin (20 - 25%) có thể nhuộm lưới và thuộc da. Cây được trồng thành rừng để bảo vệ đê biển, chống sói mòn và xâm thực từ thủy triều.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 269.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Vẹt đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này