Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Xưng da
Tên Latin: Siphonodon celastrineus
Họ: Dây gối Celastraceae
Bộ: Dây gối Celastrales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    XƯNG DA

XƯNG DA

Siphonodon celastrineus Griff., 1884

Capusia annamensis Lecomte, 1926

Siphonodon annamensis (Lecomte) Merr., 1940

Họ: Dây gối Celastraceae
Bộ: Dây gối Celastrales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình đến to, cao 10 - 25(30) m, đường kính 20 - 40 (90) cm, có bạnh gốc. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng thuôn hoặc hình bầu dục, cỡ 15 - 23 x 6 - 9 cm, chóp lá thành mũi ngắn, gốc lá ít nhiều hình nêm, mép hơi có răng; cuống lá dài 1 - 2 cm. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5, họp thành xim ngắn gần dạng tán ở nách lá; cuống chung dài 1 - 1,5 cm. Hoa màu trắng kem; lá đài và cánh hoa đều xếp lợp. Nhị 5, đính ở mép ngoài của triền. Bầu nhiều ô, chìm sâu trong triền, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hạch (không mở), gần hình cầu hoặc hình trứng ngược, đường kính 4 - 6 cm, có rốn sâu ở đỉnh (do đĩa đồng trưởng).

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 6 - 7, có quả tháng 9 - 10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh cây lá rộng hoặc rừng "khộp", ở độ cao dưới 1.000 m.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Trị (Lang Khoai, đèo Ai Lao), Kontum (Tân Lập), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Khánh Hoà (Hòn Tre), Ninh Thuận (Ka Rom, Cà Ná, Bà Râu), Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Nước ngoài: Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippin, Indonesia.

Giá trị:

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn, dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Cùi quả ăn được.

Tình trạng:

Nguồn gen độc đáo: có kiểu quả do đĩa đồng trưởng bao bọc tạo thành một rốn sâu ở đỉnh. ở nhiều điểm cư trú như Làng Khoai (Quảng Trị), Hòn Tre (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuân), Kon Hà Nừng (Gia Lai) rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng; ở những nơi khác cây cũng bị khai thác nhiều để lấy gỗ.

Phân hạng: VU A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Không chặt phá những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 339.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Xưng da

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này