Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Song mật
Tên Latin: Calamus platyacanthus
Họ: Cau Arecaceae
Bộ: Cau Arecales 
Lớp (nhóm): Cây thân rỗng  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SONG MẬT

SONG MẬT

Calamus platyacanthus Warb. ex Becc., 1908

Calamus inermis T.Anderson, 1869

Palmijuncus inermis (T.Anderson) Kuntze, 1891

Họ: Cau Arecaceae

Bộ: Cau Arecales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây mọc thành cụm thưa, đơn tính khác gốc. Thân leo, dài 30 - 40 m (có thể dài đến 100 m), đường kính đến 8 - 10 cm (cả bẹ lá). Bẹ lá rất dài, bao kín thân khí sinh, trên bẹ có nhiều gai dẹt màu vàng dài 8 - 10 cm, gốc rộng 1,8 - 2 mm, gai mọc lật ngược về phía gốc; lá có khuỷu; thìa lìa ở lá non hình ống, có lông hung, gốc có gai, khi già bị rách, có lông cứng; lá xẻ lông chim rất sâu, dài 1,5 - 2,5 cm; thuỳ lá hình bầu dục, không cuống, dài 40 cm, rộng 6 - 8 cm, mặt trên của thuỳ lá có nhiều gai mảnh, mép có gai nhỏ, đỉnh có túm lông, thuỳ lá mọc thành cụm 2 - 6, đỉnh lá mang 4 - 7 lá chét, 2 lá chét ở đỉnh đính nhau ở gốc; sống lá kéo dài thành roi dài 1,5 m có nhiều gai mập thường mọc thành cụm 5 - 10 gai dính nhau ở gốc.

Cụm hoa đực: mo hình dải, dài hơn 1m; mỗi mo mang nhiều bông nhỏ mọc ngay trên lá bắc cấp 3 dài 2 - 2,5 cm, mang 14 - 17 hoa đực xếp thành 2 d•y; hoa mẫu 3, lá đài 3, cánh hoa 3, nhị 6. Cụm hoa cái: mo hình dải dài 1 - 2,5 m, mang 15 bông nhỏ (chuỳ); lá bắc hình ống dài 20 cm, miệng dẹt, màu xanh đạm, có gai rải rác trên mặt; chuỳ dính nhay trên miệng lá bắc cấp 1 dài 30 - 70 cm mang nhiều bông chét, đầu tận cùng bởi một đuôi có gai; lá bắc cấp 2 hình phễu, có gai; bông chét dài 8 - 12 cm mang 14 - 32 hoa cái; đế hoa hình đấu. Quả hình trứng, dài 15 - 22 mm, rộng 8 - 14 mm; đỉnh quả có mũ hình nón dài 4 mm; vỏ quả có 18 hàng vảy dọc, vảy có mép mầu nâu; quả khi non màu xanh, khi giả màu vàng nhạt; cùi trắng mọng, vị chua.

Sinh học, sinh thái:

Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 9 - 11. Tái sinh bằng hạt, tái sinh tốt ở ven rừng, ven suối. Cây ưa sáng, mọc ven khe ẩm, ven thung lũng núi đất, chân và sườn núi đá, ưa ẩm, mọc trong rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh, ở độ cao 400 - 900 m

Phân bố:

Trong nước: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Bình

Nước ngoài: Ấn Độ, Bangladesh, Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Hải Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan.

Giá trị:

Loài Song rất có giá trị dùng làm các đồ mỹ nghệ, bàn ghế và các đồ gia dụng khác.

Tình trạng:

Tuy loài có mặt trong các Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình) và Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), nhưng vẫn bị chặt phá, rừng bị khai thác mạnh làm mất môi trường sinh thái và điều kiện sống. Là loài Song có giá trị xuất khẩu cao, đang bị khai thác mạnh trong 10 năm qua, hiện vẫn đang suy giảm về số lượng.

Phân hạng: VU A1c,d+2c,d

Biện pháp bảo vệ:

Loài đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc V). Đề nghị bảo tồn nguyên vị và nghiên cứu các biện pháp gieo trồng thích hợp tại các nông trường để khai thác lấy nguyên liệu, tránh chặt phá trong môi trường tự nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 378.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Song mật

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này