Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chang chang
Tên Latin: Pentaspadon annamense
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ: Cam Rutales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Lưu Văn Nông  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BÁT NHA CHANG CHANG

CHANG CHANG

Pentaspadon annamense (Evrard & Tardieu) P.H. Ho 1992.

Microstemon poilanei Evrard & Tardieu, 1961.

Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỡ, cao 10 - 20 m, đường kính thân 40 - 60 cm, có rễ bạnh vè to, trồi cao trên mặt đất. Vỏ màu xám hay xám trắng, dày 2 cm. Cành non không lông. Lá kép lông chim một lần, lẻ, dài 15 - 20 cm, mang 9 - 15 lá chét. Lá chét hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 2 - 3 cm, chóp lá nhọn, gốc tù hay tròn, hơi bất xứng; gân bên 10 - 12 đôi. Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành, dài 20 - 25 cm, có lông. Hoa màu trắng, thơm. Đài hình chén, có 5 thuỳ ở đỉnh, có lông. Tràng 5, dài 1 - 2 mm. Nhị hữu thụ 5, bao phấn màu vàng, không có nhị lép. Quả hạch , hình trái xoan.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 4 - 7. Tái sinh bằng hạt và bằng chồi. Gặp rải rác trong rừng ẩm, ở sườn núi hay ven suối, trong rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa ẩm, ở vùng đất thấp (không cao quá 600  -  700 m), ở sườn núi hay ven suối, trên đất feralit màu vàng đỏ hay đất dốc tụ, thường mọc chung với Cọ phèn (Protium serratum), sao đen (Hopea odorata), mang lá nhỏ (Pterospermum pierrei), Kơ nia (Irvingia malayana). .

Phân bố:

Trong nước: Khánh Hoà (hòn Vọng Phu, Hòn Hèo, Hòn Bà), Ninh Thuận (Cà Ná).

Thế giới: Chưa có dẫn liệu.

Giá trị:

Loài đặc hữu của Việt Nam. Gỗ trắng, mịn, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình, làm ván sàn xuất khẩu.

Tình trạng:

Mới gặp ở hai điểm. Là đối tượng lấy gỗ nên thường bị tìm kiếm khai thác. Khu phân bố hẹp lại thường xuyên bị tác động bởi chặt phá rừng, nơi cư trú bị xâm hại, số lượng cá thể trưởng thành suy giảm nhanh.

Phân hạng: EN B1+2e .

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "biết không chính xác" (K). Đã được bảo vệ trong Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc tỉnh Ninh Thuận. Thu thập hạt giống để trồng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 trang 46.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chang chang

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này