Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lục lạc sợi
Tên Latin: Crotalaria juncea
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LỤC LẠC SỢI

LỤC LẠC SỢI

Crotalaria juncea L.

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo đứng cao 1 - 2m, có lông mịn dài. Lá hẹp dài 4 - 10cm, rộng 0, 7 - 1, 7cm, đầu tù có gai mũi, có lông nằm mịn. Chùm thưa hoa dài 2, 5cm, màu vàng tươi, có sọc đỏ; dài có lông. Quả sụ xuống có lông nang cứng, dài cỡ 3cm, hạt 10 - 12, hình thận, to 5 - 4mm, màu nâu nâu.

Ra hoa tháng 7 - 8.

Nơi sống và thu hái:

Loài liên nhiệt đới. Ở nước ta cây mọc trên các bờ sông, dọc đuờng đi bờ đê và cả trong rừng thưa khắp nơi cho tới độ cao 1300m. cũng được trồng để lấy sợi, phân xanh phủ đất, làm thức ăn gia súc.

Công dụng:

Hạt rang dùng như càfê. Ta thường dùng làm thuốc chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Ấn Độ, hạt dùng để lọc máu trong bệnh chóc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh. Hạt dùng để lọc máu trong bệnh chốc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh.

 

Mô tả loài: Trần Hợp - Phùng mỹ Trung.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lục lạc sợi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này